'Cần câu' đón đầu tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những năm qua, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ an sinh xã hội cũng như nâng cao tay nghề cho lực lượng công nhân với nhiều thành tích đáng ghi nhận.

Sắp tới, chúng ta còn đang theo đuổi mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.

Những nỗ lực đó cần được tiếp tục như một chiến lược phát triển chung. Tuy nhiên, sự thay đổi của thế giới đang tạo ra những thay đổi sâu sắc đối với lực lượng lao động.

Hơn 2 tháng trước tại Mỹ, trong lần gặp gỡ và nghe phát biểu trực tiếp từ lãnh đạo của một số tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Intel, Synopsys, Microsoft, ARM…, người viết được chia sẻ rằng hiện nay, nhiều công đoạn trong lập trình phần mềm, thiết kế chip đã được thực hiện cả bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Chỉ hơn 5 năm trước, chẳng mấy ai có thể nghĩ rằng những công việc như vậy, hay thậm chí là phân tích tài chính, phát triển chuỗi gien… có thể được thực hiện bởi AI.

Nếu thế kỷ 20, máy móc rồi dây chuyền tự động hóa đã thay đổi công việc của nhóm lao động mặc áo "cổ xanh" (công nhân), thì nay AI đang thay đổi cả công việc của đội ngũ mặc áo "cổ cồn" (lực lượng lao động văn phòng, tri thức). Chính vì thế, để không bị bỏ lại phía sau, người lao động phải nâng cao kiến thức, kỹ năng để theo kịp sự phát triển. Ví dụ, biết cách khai thác AI để phục vụ cho công việc, đừng mất thời gian vào những việc AI có thể làm. Hay xa hơn, người lao động phải có khả năng chuyển đổi để có thể đáp ứng những công việc mới của thế giới đến từ sự tác động, thay đổi của AI.

Việt Nam chúng ta đang bước đến giai đoạn cuối của thời kỳ dân số vàng và nỗ lực chuyển dịch sang lớp giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, để không còn lệ thuộc vào những ngành nghề thâm dụng lao động như hiện nay. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tổng thể. Vì để có thể khai thác công nghệ hay tiếp nhận đầu tư, thì nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt.

Trước áp lực và xu hướng thay đổi đang diễn ra trên toàn cầu, nếu muốn thành công, bứt phá thì chúng ta cần phải có những chiến lược đủ tầm. Với nguồn nhân lực, đó chính là chiến lược phát triển chất lượng lao động không chỉ đáp ứng được xu thế chung mà còn phải đủ sức đón đầu tương lai khi có những chuyển đổi tạo ra các ngành nghề mới, chứ không phải chỉ đơn thuần là "theo đuôi" xu hướng.

Khi đó, người lao động "cổ xanh" hay "cổ cồn" đều có được chiếc "cần câu" đủ để tự tin "bắt cá". Có như thế, chúng ta vừa phát triển đất nước mà không còn phải quanh quẩn giải quyết "con cá" để người công nhân đỡ vất vả tạm thời.

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.