Cảm động mẹ cụt tay, khoèo chân chăm con nhỏ ở Hà Nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bị khuyết tật ở chân và cụt cả hai tay nhưng người mẹ đơn thân vẫn mạnh mẽ nuôi con dù người yêu phụ bạc.
 

 

Từ nhỏ, chị Trần Thị Cậy (35 tuổi, quê Sóc Sơn, Hà Nội) vốn không được lành lặn nhưng mọi sinh hoạt cá nhân đến làm lụng việc nhà chị đều phải tự làm lấy.
 

 

Sinh ra trong gia đình đông anh em, không được đến trường, bố mẹ đều làm nông nghiệp, gia đình lại khó khăn nên bố mẹ chị Cậy không có nhiều thời gian chăm sóc cho các con.
 

 

Chị kể, suốt 33 năm, chị những tưởng cuộc sống của mình sẽ nhàm chán nhưng rồi định mệnh cho chị gặp một người đàn ông.
 

 

"Tưởng chừng hạnh phúc sẽ đến với mình khi gặp được một người đàn ông khỏe mạnh, bình thường. Nhưng yêu nhau một thời gian thì tôi có bầu và đó cũng là lúc người ấy dứt áo đi lấy vợ", chị Cậy cho biết.
 

 

Tuy nhiên, chị lại thấy mình may mắn khi nhìn thấy đứa trẻ chào đời khỏe mạnh. “Con chính là liều thuốc giúp tôi quên đi khổ đau, quên cả bố nó là ai”, chị Cậy tâm sự.
 

 

Trước kia, khi còn sống chung với bố mẹ, chị Cậy chỉ biết lo việc cơm nước và sinh hoạt cá nhân. Từ khi có con, chị phải lo chăm sóc cho bé, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm để kiếm tiền nuôi con và nhờ sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, những người biết tới hoàn cảnh của chị.
 

 

Từ khi có con trai, cuộc sống của chị Cậy như bước sang một trang khác. Bé Cò - tên thường gọi của con trai chị đã được gần 2 tuổi, rất thông minh, lém lỉnh và khỏe mạnh. Mỗi lần nhìn thấy con vui cười, chị đều không giấu nổi niềm hạnh phúc.
 

 

Trước đây, cuộc sống của chị Cậy phó mặc theo dòng chảy số phận. Thế nhưng từ khi có con trai, chị bắt đầu mơ ước đến những điều khác, cố gắng làm việc nhiều hơn để lo cho con, hy vọng con có thể học hành tới nơi, tới chốn và có một tương lai tốt đẹp.
 

 

Chị Cậy chia sẻ, cho dù cuộc sống có vất vả thế nào, mỗi đêm ru con ngủ say, chị đều nhìn con và thấy mình may mắn hơn rất nhiều người, vẫn biết rằng phía trước còn gặp nhiều khó khăn.
 

 

Bây giờ, nhìn thấy chị và con trai vui vẻ bên nhau, hàng xóm ai cũng mừng cho chị.
 

 

Chị chủ yếu sử dụng đôi chân để làm việc, nhiều khi bữa cơm của hai mẹ con chỉ có cháo loãng.
 

 

Chị Cậy thả bò ở vườn sau nhà.
 

 

Mỗi tháng, mẹ con chị nhận được khoản trợ cấp khoảng 1 triệu đồng. Với số tiền này, chị Cậy phải chi tiêu rất tằn tiện mới đủ. Những lúc ốm đau phải nhập viện, chị vẫn luôn cần sự giúp đỡ của các anh, chị em trong gia đình. Chị Cậy nói, mong ước lớn nhất của đời mình là giờ chăm sóc con lớn khôn cho dù cuộc sống có vất vả như thế nào.

Theo danviet

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null