Cái ôm của tân cử nhân và giọt nước mắt của cha mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong lễ tốt nghiệp hệ đại học chính quy cho gần 300 sinh viên khóa K13 của Trường Đại học Gia Định (TPHCM) sáng 23.4, có một sự kiện bất ngờ xảy ra, và đã tạo ra một không khí thắm tràn tình nghĩa, cảm động vô cùng.
ThS.LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định - và sinh viên trong lễ tốt nghiệp hôm 23.4. Ảnh chụp màn hình

ThS.LS Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định - và sinh viên trong lễ tốt nghiệp hôm 23.4. Ảnh chụp màn hình

Đó là bài học cuối cùng mà ThS.LS Trịnh Hữu Chung-Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Gia Định gửi đến sinh viên của mình.

“Thầy muốn nhắc nhở tất cả các em về lòng biết ơn. Sự trưởng thành hôm nay của các em luôn có bàn tay, khối óc và sự yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, của gia đình và những người thân, của thầy cô, bạn bè. Có những bạn đã lâu rồi có lẽ chưa gửi lời cảm ơn cùng những cái ôm thật thắm thiết dành cho cha mẹ và đây sẽ là giây phút đặc biệt để các bạn làm điều đó”.

Một điều rất đẹp được “vẽ” ra trên sân trường, có lẽ là lần đầu tiên trong một lễ tốt nghiệp đại học. 300 tân cử nhân đã đồng loạt đứng dậy, đến ôm thật chặt người thân là bố mẹ, thầy cô, bạn bè,... và bày tỏ lòng biết ơn của mình. Những đứa con sung sướng trong nước mắt, những người cha, người mẹ cũng hạnh phúc cùng những giọt nước mắt, thầy cô cũng “vui sao nước mắt lại trào”.

Chỉ một cái ôm bày tỏ tình yêu thương và lời cảm ơn của đứa con cũng đủ cho bao nhiêu mệt mỏi đắng cay trôi đi trên vầng trán của người cha, trên gương mặt của người mẹ.

Bài học cuối mà thầy hiệu trưởng đã dạy cho sinh viên trước khi ra trường chính là bài học về lòng biết ơn. Không ít người lớn lên, được cha mẹ thương yêu chiều chuộng, trở thành người ích kỉ khi nào không hay. Ích kỉ vì tự cho rằng, đương nhiên được chăm sóc, được thụ hưởng và có thể từng quên đi những nhọc nhằn thao thức, những vất vả lo toan của cha mẹ.

Các tân cử nhân bước đi trong đời với vốn liếng chữ nghĩa, tri thức, lòng tự tin, sự sẵn sàng hội nhập, nhưng trong hành trang đó có một thứ rất quý giá, đó là luôn biết ơn cuộc đời này.

Đến đây cũng xin nhắc lại lời của Tiến sĩ Geshe Michael Roach - người đã có dịp đến Việt Nam chia sẻ về chương trình “Nghệ thuật của lòng biết ơn” - đó là: “Mỗi ngày, chúng ta đều phải lấy cái tâm biết ơn để đối mặt với cuộc sống. Biết ơn cha mẹ, bởi cha mẹ cho bạn sinh mệnh. Biết ơn thầy cô, vì thầy cô đắp nặn tâm hồn bạn. Biết ơn những cảnh ngộ bạn gặp phải, bởi chúng cho bạn dũng khí. Đồng thời biết ơn những nghịch cảnh, bởi chúng cho bạn thêm kiên cường”.

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.