Các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai: Hàng hóa Tết chờ người mua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ còn 3 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất mùi 2015. Cùng với các hoạt động trang hoàng nhà cửa, nhà nhà, người người còn tất bật với các hoạt động mua sắm để cái Tết thêm ấm cúng, đủ đầy. Tuy vậy, ở các trung tâm thương mại, các chợ của một số huyện, thị xã phía Đông tỉnh, không khí mua sắm Tết lại kém sôi động so với một số địa phương khác.

Các mặt hàng trang trí ở thị xã An Khê cũng đã thưa người mua. Ảnh: Hồng Thi
Các mặt hàng trang trí ở thị xã An Khê cũng đã thưa người mua. Ảnh: Hồng Thi

Tại thị xã An Khê, những ngày này, hàng hóa được bày bán xôm tụ kín cả hai bên các ngã đường dẫn đến Trung tâm thương mại (Chợ lớn) với chủ yếu là hoa, trái cây, lá dong, lá chuối, dây lạt và rau, củ, quả tươi sống. Riêng mặt hàng bánh kẹo, mứt Tết… đã có sự chững lại, người mua tìm đến cũng ngày một thưa dần. Trong khi đó, theo quan sát của phóng viên, số lượng hàng tồn đọng tại các quầy khá nhiều. Chị Dung-chủ cửa hàng tạp hóa Dung Hằng (42 Phan Bội Châu, thị xã An Khê) chia sẻ: “Bánh mứt người ta thường tập trung mua từ trước Tết khoảng nửa tháng, bây giờ chỉ còn lác đác vài người sắm thêm thôi. Nhưng mà năm nay bán ế lắm, tiểu thương tụi tui ai cũng than ngắn thở dài. Mấy mùa Tết trước hàng không còn lại nhiều như thế này đâu”.

Tại chợ Kông Chro, không khí mua bán hàng Tết cũng khá trầm lắng. Đa số các gia đình đều chi tiêu tiết kiệm đối với tất cả các mặt hàng Tết, bao gồm cả bánh kẹo, hoa tươi. Chị Huỳnh Ngọc Lệ, một tiểu thương bán hàng tại chợ cho biết: “Năm nay, đoán được sức mua của người dân ít hơn mọi năm nên tiểu thương chúng tôi chỉ dám nhập hàng Tết bằng một nửa hoặc tương đương với năm ngoái. Vậy mà, đến thời điểm này, hàng hóa bán cũng chẳng đâu vào đâu. Ngoài mặt hàng hương, vàng mã và gạo nếp còn bán được tương đối đều thì hàng bánh kẹo lại ế ẩm. Không biết, 3 ngày còn lại có bán hết số hàng này không”.

 

Kinh tế khó khăn, người dân thị xã An Khê cũng thắt chặt chi tiêu hơn. Ảnh: Hồng Thi
Kinh tế khó khăn, người dân thị xã An Khê cũng thắt chặt chi tiêu hơn. Ảnh: Hồng Thi

Bà Trương Thị Ba Lan bán các loại bánh kẹo và nhu yếu phẩm tại chợ cũng cho hay: “Một phần nguyên nhân của việc hàng hóa Tết ở chợ ế ẩm là do năm nay người bán hàng Tết lưu động về các vùng sâu vùng xa khá nhiều dẫn đến một số gia đình không có điều kiện lên trung tâm huyện đã mua sắm ngay tại nơi hàng hóa lưu động được bày bán. Điều này dẫn đến số lượng các gian hàng Tết ở chợ giảm và sức mua của người dân tại đây cũng giảm theo”.

Tương tự, tại các huyện Kbang và Đak Pơ, không khí mua bán hàng Tết cũng khá buồn tẻ. Bà Hiếu bán hàng hoa quả và bánh kẹo Tết ở ngay cổng vào chợ cho biết: Năm nay, tôi chỉ lấy bánh kẹo bằng một nửa của năm ngoái và giá bán cũng tương đương nhưng lại bán ế ẩm. Nếu ở thời điểm này của năm ngoái thì hàng hóa bán chạy lắm nhưng năm nay, bán ế nên tôi mới chỉ bán được một phần ba. Còn trái cây thì chỉ bán lai rai, vì cũng như mọi năm, trái cây muốn bán được nhiều phải chờ đến ngày 29 và 30”.

 

Thay vì mua hoa tươi, người dân huyện Kông Chro chọn mua hoa nhựa, hoa giấy về chưng ngày Tết- Ảnh: Hồng Thương
Thay vì mua hoa tươi, người dân huyện Kông Chro chọn mua hoa nhựa, hoa giấy về chưng ngày Tết. Ảnh: Hồng Thương

Theo lý giải của người bán, lẫn người mua, năm nay các loại nông sản trồng trên địa bàn các huyện phía Đông tỉnh đều mất mùa, thu nhập của người dân bị hạn chế nên việc sắm Tết vì thế cũng thiếu phần rôm rả. Thêm nữa, tâm lý ăn Tết thuở nào giờ dần dần không còn, thay vào đó, người ta hướng sang đi chơi Tết nhiều hơn. “Nhà có mấy sào mía, cả năm trông chờ vào đấy để ăn Tết mà cũng không bán được. Giờ có bao nhiêu thì mua bấy nhiêu thôi, coi như cho có gọi là sắm Tết chứ cũng chẳng ăn uống gì nhiều”-chị Trần Thị Xuân (thôn 4, xã Thành An) tâm sự.

Chị Nguyễn Thị Hương ở xã Đak Hlơ, huyện Kbang cũng cho hay: “Năm nay, nói sắm sửa cho Tết thì tôi nghĩ là không thể nhiều như mọi năm được. Vì năm nay, năng suất của cây mía là cây trồng chủ lực đến các loại rau màu khác đều thấp mà giá bán lại không ăn thua. Các loại rau bán rẻ như cho, còn mía thì có người bán được, có người chưa, thậm chí có người bán được mía nhưng tiền vẫn chưa thấy đâu để tiêu Tết”.
 

Đến thời điểm này, hàng Tết tại huyện Kbang vẫn còn tồn đọng nhiều. Ảnh: Hồng Thương.
Đến thời điểm này, hàng Tết tại huyện Kbang vẫn còn tồn đọng nhiều.
Ảnh: Hồng Thương

Vì những lý lẽ trên mà năm nay, nông dân tại các huyện Kbang, Kông Chro, Đak Pơ đa phần cũng đón một cái Tết buồn, có nhà còn gặp cảnh thiếu trước hụt sau. Thị trường Tết vì thế cũng trở nên trầm lắng và ế ẩm.

Hồng Thương - Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm