Các hãng dược phẩm Mỹ chi 260 triệu USD dàn xếp bê bối thuốc giảm đau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài việc chi trả tiền mặt, Teva đồng thời cung cấp lượng thuốc Suboxone trị giá 25 triệu USD hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc giảm đau.
(Nguồn: Getty Images)
(Nguồn: Getty Images)
Ngày 21/10, các tập đoàn dược phẩm hàng đầu của Mỹ đã đạt được một thỏa thuận pháp lý, theo đó họ phải chi khoảng 260 triệu USD để dàn xếp vụ kiện liên quan tới vai trò của các hãng này trong cuộc khủng hoảng lạm dụng thuốc giảm đau.
Thỏa thuận đạt được vào phút chót giữa 3 nhà phân phối dược phẩm gồm AmerisourceBergen, Cardinal Health và McKesson cùng nhà sản xuất dược phẩm Teva Pharmaceutical có trụ sở ở Israel, qua đó giúp các công ty này tránh bị xét xử tại phiên tòa cấp liên bang đầu tiên dự kiến diễn ra sau đó cùng ngày ở thành phố Cleveland, chính thức khép lại các vụ kiện với nguyên đơn là hai hạt Cuyahoga và Summit ở bang Ohio.
Ngoài việc chi trả tiền mặt, Teva đồng thời cung cấp lượng thuốc Suboxone trị giá 25 triệu USD hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc giảm đau.
Trước đó, ngày 18/10 vừa qua, các cuộc thương lượng giữa chính quyền hai hạt trên và các công ty dược phẩm bị kiện đã kết thúc mà không đạt được kết quả.
Cuộc thương lượng nhằm mục đích đạt được một thỏa thuận trị giá tới 48 tỷ USD để dàn xếp hàng nghìn vụ kiện do các hạt, thành phố và bang trên toàn nước Mỹ tiến hành liên quan tới cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau ở nước này.
Thẩm phán của phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 21/10 cho biết ông sẽ ấn định thời điểm diễn ra một phiên tòa mới cho bị đơn còn lại là chuỗi nhà thuốc Walgreens Boots Alliance. 
Mỹ đang nỗ lực xử lý cuộc khủng hoảng lạm dụng thuốc giảm đau từ những năm trở lại đây, chủ yếu bắt nguồn từ việc kê đơn quá liều đối với thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, bao gồm các loại thuốc phiện, các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện, kể cả morphine.
Số liệu thống kê cho thấy các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid như fentanyl có liên quan đến gần một nửa số ca tử vong do sử dụng thuốc giảm đau quá liều hiện nay, tăng từ mức 1/3 chỉ trong vòng 1 năm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), ước tính mỗi ngày có tới 115 người Mỹ tử vong do sử dụng quá liều thuốc có gốc từ thuốc phiện.
Thuốc giảm đau có chứa opioid được cho là nguy hiểm gấp 50 lần so với heroin. Năm 2017, nước Mỹ đã phải chi 115 tỷ USD để điều trị cho những người nghiện opioid và chăm sóc số trẻ em có cha mẹ bị mất sức lao động hoặc tử vong vì opioid.
Tháng 10/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải ký một dự luật nhằm mục đích ngăn chặn đại dịch opioid vốn khiến quốc gia này tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD để khắc phục hậu quả về sức khỏe cho những người nghiện opioid suốt gần 20 năm qua.
Phan An (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.