Cả tháng nhịn chợ để "giải cứu" tôm hùm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người dân có thể bỏ ra 4.000 đồng để "giải cứu" 1kg dưa hấu. Nhưng câu chuyện sẽ là “cả tháng nhịn chợ” nếu đó là 1kg tôm hùm. Sẽ là vấn đề của nền kinh tế đó là những phép cộng số mặt hàng được giải cứu.
Ảnh: Báo Công thương
Ảnh: Báo Công thương
Để xem, trong một năm, có bao nhiêu lần những chiến dịch "giải cứu" được kêu gọi.
"Giải cứu heo/lợn; giải cứu mía đường, giải cứu thanh long, giải cứu dưa hấu... rồi củ cải, ớt, dưa chuột, hoa ly....". Ngoặc kép là phát biểu nghị trường của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hòa hồi giữa năm 2018 khi ông nhắc lại tình trạng ‘năm nào cúng tái diễn’ các cuộc "giải cứu" nông sản.
Đằng sau các cuộc "giải cứu" ấy, là "hàng vạn nông dân lao đao, thậm chí phá sản".
Điểm chung của các cuộc "giải cứu" ấy, là sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường duy nhất khiến bất cứ khi nào "có biến", bất cứ "biến" đó là gì thì lập tức sinh ra ùn ứ, ế thừa khắp nơi.
"Không yêu thì đừng nói lời cay đắng" - bình luận của một bạn đọc - ngay bên dưới bản tin "giải cứu tôm hùm", trước quá nhiều bình luận, đại ý để giải cứu 1kg tôm hùm (giá lỗ vốn cũng 1,2 triệu đồng/kg) người ta sẽ phải "cả tháng nhịn chợ".
Một mặt hàng nông sản, muốn thành công, phải hướng tới xuất khẩu, nếu muốn nó thực sự tạo ra giá trị cho nền kinh tế. Hơn nữa, dịch bệnh, thiên tai cũng là bất khả kháng, là vượt ngoài mọi dự báo. Hơn nữa, "không yêu thì đừng nói lời cay đắng" vì quả dưa, con heo, ký tôm... đều là mồ hôi nước mắt, là gia sản, nợ nần, là sinh kế của nông dân cả.
Nhưng cuộc tranh luận "giải cứu tôm hùm" hôm nay cũng cho thấy vấn đề, nếu như không nói là điểm yếu của nền kinh tế. Đó là sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường.
Người dân có thể bỏ ra 4.000 đồng để "giải cứu" cho 1kg dưa hấu. Nhưng câu chuyện sẽ rất khác với 1kg tôm hùm, nơi cái giá của "giải cứu" sẽ là "cả tháng nhịn chợ", của những người "cả đời chưa biết mùi vị tôm hùm".
Sẽ là câu chuyện của kinh tế nông nghiệp, của cả ngành kinh tế nếu giải cứu như một tình trạng triền miên tái lập năm này qua năm khác. Sẽ rất vấn đề nếu đó cũng được coi như một giải pháp. Sẽ đến lúc không thể "giải cứu" nếu nó là phép cộng các mặt hàng cần "giải cứu".
"Tôi tự hỏi tại sao chúng ta có nhiều hội nghị, hội thảo bàn cách giải quyết đầu ra cho nông sản mà chưa có bàn cách không giải cứu nông sản", ĐBQH Phạm Văn Hòa nêu vấn đề.
Và đó cũng là vấn đề của cả nền kinh tế.
Bởi nông sản, hay bất cứ loại hàng hóa nào sẽ chẳng bao giờ cần phải "giải cứu" nếu sản phẩm của chúng ta có thể bán ở nhiều "cái chợ", thay vì phụ thuộc quá lớn vào một cái chợ.
Nếu nó đủ "tốt và ngon" để có thể bán đắt nhất vào những thị trường khó tính nhất thay vì nhiều và rẻ.
Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.