'Bụt' giữa đời thường: Cha mẹ của hàng trăm trẻ bụi đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trưởng thành từ một đứa trẻ bụi đời, nên hơn 30 năm qua, cụ Vũ Tiến (ở Hà Nội) đã đi 'nhặt' những trẻ em lang thang cơ nhỡ về nuôi dạy trưởng thành. Câu chuyện về cụ ly kỳ như trong cổ tích.

Vợ chồng cụ Vũ Tiến và Vũ Thị Ngọc Oanh trong buổi dạy văn nghệ cho các con VŨ THƠ
Vợ chồng cụ Vũ Tiến và Vũ Thị Ngọc Oanh trong buổi dạy văn nghệ cho các con VŨ THƠ
Chúng tôi trở lại ngôi nhà có tên “Tổ bán báo Xa Mẹ” của hơn 30 năm trước, nay đổi tên thành “Gia đình trẻ em mồ côi Xa Mẹ” ở số 13 phố Ngô Văn Sở (P.Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nơi đây có thời điểm đã có hơn 100 trẻ lang thang cơ nhỡ sinh sống, trong đó có không ít trẻ hư, trẻ ăn xin, trộm cắp. Có thời gian, những đứa trẻ ở đây được cho đi bán báo để mưu sinh và mang tiếng là bóc lột sức lao động của trẻ. Nhưng những gì diễn ra ở ngôi nhà này thì như một câu chuyện cổ tích.
Dạy làm người lương thiện
Hiện nay, ngôi nhà chỉ còn 11 trẻ sinh sống, nhỏ nhất đang học lớp 4, lớn nhất học lớp 11. Vợ chồng cụ Vũ Tiến và Vũ Thị Ngọc Oanh năm nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn làm “bố mẹ” của những đứa con mồ côi mà hai cụ nhận về nuôi dạy. Tầng 1 của ngôi nhà vẫn là quán bán cơm, nghề chính để hai cụ nuôi những đứa trẻ hơn 30 năm qua. Tầng 2 là nơi sinh sống của trẻ, với đầy đủ tiện nghi và chia phòng riêng cho bé trai, bé gái. Đặc biệt, tại phòng học của các em được trang bị một chiếc đàn piano cùng nhiều đạo cụ.
Khi tôi đến, hai cụ đang dạy âm nhạc và kỹ năng sống cho các con. Cụ ông hỏi các con những câu hỏi mà không phải bố mẹ nào cũng dạy như: tại sao phải có luật pháp, văn hóa là gì... Và bọn trẻ đều có câu trả lời như những bài học chúng đã nằm lòng. Rồi cụ Tiến ngồi đàn để các con múa, hát những bài hát về gia đình do chính cụ sáng tác, đã từng mang đi biểu diễn trong các buổi giao lưu ở nước ngoài: “Gia đình là quê hương, tình thương là tất cả, áo cơm là mơ ước, như trang sách học trò, tương lai chờ em đó, gia đình là quê hương...”.
Cả 11 đứa trẻ đều biết múa hát, thông minh, khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Ít ai nhận ra chúng là những đứa trẻ mồ côi, từng nhem nhuốc và đói khổ.
Trần Hữu Hùng (13 tuổi) ở Hưng Yên, được nhận về nuôi từ khi chưa lên 6, kể: “Mẹ em mất từ lúc em 2 tuổi, bố bị tâm thần. Khi về đây em được ông bà chăm sóc, nuôi ăn học. Vào mùa hè, năm nào chúng em cũng được đi chơi, tham dự các trại hè ở nhiều nơi. Hằng tuần, ông bà thường nói chuyện với chúng em về kỹ năng sống, giảng dạy để chúng em trở thành người lương thiện”.

Cụ Vũ Thị Ngọc Oanh dạy học cho các con ẢNH: VŨ THƠ
Cụ Vũ Thị Ngọc Oanh dạy học cho các con ẢNH: VŨ THƠ
Cô bé Quách Thị Hoài Anh (11 tuổi, ở H.Ân Thi, Hưng Yên) cũng được 2 cụ nhận nuôi từ 5 năm nay. Hoài Anh mồ côi bố từ nhỏ, mẹ nghèo quá không nuôi được em. “Em được ông bà dạy về văn hóa, lịch sử. Ông còn dạy em cả cách cầm đũa và những cái nhỏ nhặt nhất về cách ứng xử như: biết xin lỗi khi làm sai, biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ... Ngoài giờ học văn hóa, bà dạy chúng em học văn nghệ, tập đàn, tập múa và phải sống thật sạch sẽ, nghe lời người lớn”, Hoài Anh chia sẻ.
Huyền thoại một số phận
Cụ Tiến cho biết đã nuôi dạy khoảng 600 đứa trẻ trong 30 năm qua. Thời gian đầu là những trẻ lang thang cơ nhỡ, sống vất vưởng ở gầm cầu, vỉa hè Hà Nội; sau này đều trở thành những công dân lương thiện.
Cụ nhớ nhất trường hợp một bé lang thang ở chợ Long Biên (Q.Ba Đình, Hà Nội) khi mới khoảng 3 tuổi. Cụ đã mang về nuôi và đặt tên là Vũ Long Biên. “Cách đây 20 năm, trẻ con lang thang ăn xin, ăn cắp ở chợ Long Biên nhiều lắm. Tôi ra đó mở lớp học xóa mù chữ cho các cháu, bà Oanh là người dạy (khi đó, bà Oanh là giáo viên của một trường THCS ở Q.Long Biên, Hà Nội). Trong quá trình mở lớp, ông bảo vệ chợ nói với tôi là có một thằng bé khoảng 3 tuổi, mẹ nó đi tù, nó không có bố, cứ đi lang thang, ai cho gì ăn nấy, có lúc ra cả thùng rác bới thức ăn. Tôi chở nó về đây nuôi nấng và năm nào cũng vậy, cứ tối 30 tết tôi lại đèo con ra chợ Long Biên, ra vườn hoa, ga Hàng Cỏ... đi tìm các ngõ ngách xem có gặp mẹ nó không”, cụ Tiến nhớ lại.
Thế rồi, có một lần chuyện của cụ được đưa lên truyền hình, mẹ Biên đã xem và nhận ra con mình. “Khi đó, cô ấy đang thụ án tù ở Ninh Bình và ốm nặng, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Ninh Bình. Cô ấy viết thư gửi tôi, cho biết con tên là Đạt. Cô ấy phải tù 8 năm, mới thụ án 4 năm và muốn gặp con một lần. Tôi đã đưa Biên đến gặp mẹ. Sau cuộc gặp đó, người mẹ được giảm án về để nuôi con”, cụ nhớ lại.
Khi mẹ Biên ra tù, đã đến nhà cụ xin ngủ với con một tối. Cụ định cho người phụ nữ này giúp việc tại quán ăn để được ở gần con nhưng chị từ chối để về quê (H.Quảng Xương, Thanh Hóa) vì có mẹ già. “Hóa ra cô ấy đã bị mắc HIV nên không dám ở cạnh con. Sau đó, cô ấy mất, khi Biên khoảng 8 - 9 tuổi. Tôi đã nuôi Biên suốt 17 năm, cho đến khi nó tốt nghiệp Trường cao đẳng Du lịch”, cụ Tiến kể.
Chúng tôi đã tìm gặp Biên và anh vô cùng xúc động khi kể về hai cụ. “Em được ông bà nuôi ăn học, giờ em đi làm, đã tiết kiệm được tiền để về quê xây mộ cho mẹ. Ông bà như Phật sống, là bố mẹ thứ hai đã sinh ra em. Nếu không có ông bà cưu mang, chắc em không có cơ hội sống và trở thành con người như ngày hôm nay”, Biên nói.

Anh Vũ Long Biên và “bố” Tiến lúc anh mới được “nhặt” về nuôi (ảnh trái) và hiện nay ẢNH: VŨ THƠ CHỤP LẠI - VŨ THƠ
Anh Vũ Long Biên và “bố” Tiến lúc anh mới được “nhặt” về nuôi (ảnh trái) và hiện nay ẢNH: VŨ THƠ CHỤP LẠI - VŨ THƠ
“Bến đỗ bình an cho những người bị dòng đời xô đẩy”
Đáng nói là từ những hoàn cảnh khác nhau nhưng hầu hết những đứa trẻ được nuôi dạy từ ngôi nhà này đều trưởng thành, có mái ấm gia đình riêng, trong đó rất nhiều người thành đạt.
Anh Nguyễn Văn Sáng (quê ở Tam Hồng, H.Yên Lạc, Vĩnh Phúc) từng sống dặt dẹo ở Bến xe Gia Lâm (Q.Long Biên, Hà Nội), đã được hai cụ nhận về, cho đi bán báo, nuôi ăn học và trở thành thạc sĩ tiếng Anh của Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Một cặp vợ chồng cùng được cưu mang tại ngôi nhà này là anh Nguyễn Minh Phú và chị Lê Thị Thanh giờ đã là ông bà chủ của một hệ thống cửa hàng bánh ngọt lớn ở Hà Nội. Anh Phú, chị Thanh cho biết đã coi hai cụ như những người bố, người mẹ thứ hai sinh ra mình. “Ông bà là người tuyệt vời. Hiện chúng tôi cũng noi gương ông bà, thường đi làm thiện nguyện để chia sẻ khó khăn với người nghèo”, anh Phú nói.
Anh Nguyễn Văn Sáng chia sẻ: “Tổ bán báo Xa Mẹ ngày ấy thực sự là một bến đỗ bình an cho những người bị dòng đời xô đẩy như chúng tôi. Nếu không được ông bà cưu mang, thì có lẽ chúng tôi đã đi chệch “đường ray”. Tôi có thể đã đi ăn xin, thậm chí là làm nghề móc túi. Ngôi nhà ấy đã trở thành hàng rào bảo vệ chúng tôi khỏi những cạm bẫy và rủi ro ngoài xã hội”. Anh Sáng cũng cho biết, nhờ có nghề bán báo mà anh có tiền đi học tiếng Anh và nỗ lực vươn lên để có ngày hôm nay. “Tôi còn nhớ như in, ông viết 1 tờ giấy cả bằng tiếng Pháp và tiếng Anh để cho chúng tôi cầm đi bán báo là: “Các em nhỏ lang thang hãy sống bằng sức lao động của mình. Xã hội không bỏ rơi các em”. Đó cũng là động lực giúp chúng tôi trưởng thành”, anh Sáng xúc động nói.
Ghi nhận những đóng góp của gia đình cụ trong 30 năm qua, đầu năm 2020, UBND TP.Hà Nội trao tặng cụ Oanh danh hiệu “Người tốt việc tốt”.
Cụ Tiến kể khi thấy trên tay trẻ lang thang cơ nhỡ đứa nào cũng có chữ XM, cụ hỏi thì mới biết đó là từ Xa Mẹ vì có đứa mẹ mất, có đứa mẹ không nuôi được... Vì vậy, cụ đã đặt tên cho tổ bán báo là Xa Mẹ vào năm 1989. Sau này, khi hoạt động bán báo dừng, cụ đặt tên cho ngôi nhà nuôi trẻ thành “Gia đình trẻ em mồ côi Xa Mẹ”.
(còn tiếp)
Theo Vũ Thơ (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.