'Bụt' giữa đời thường: Người cha có 292 đứa con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
18 năm qua, ông Nguyễn Trung Chắt (ở phố Núi Trúc, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội) đã nhận về nuôi dạy 292 trẻ mồ côi. Trong đó, nhiều người trở thành cử nhân, thạc sĩ. Tất cả được ông coi như con.

Ông Nguyễn Trung Chắt chăm sóc một bé gái 2 tuổi được ông nuôi tại Trung tâm Hy Vọng Hữu Lũng (Lạng Sơn) VŨ THƠ
Ông Nguyễn Trung Chắt chăm sóc một bé gái 2 tuổi được ông nuôi tại Trung tâm Hy Vọng Hữu Lũng (Lạng Sơn) VŨ THƠ
Là một cựu chiến binh về hưu, từ năm 2002 đến nay, ông Nguyễn Trung Chắt đã sáng lập và xây dựng 3 trung tâm bảo trợ xã hội ngoài công lập mang tên Hy Vọng, để nuôi dạy trẻ mồ côi tại tỉnh Hưng Yên và Lạng Sơn. Đến nay, sau 18 năm hoạt động, ông đã nuôi dạy 292 trẻ bất hạnh, trong đó 177 em đã trưởng thành, nhiều em được học cao đẳng, đại học và có người trở thành thạc sĩ. Hành trình nuôi dạy gần 300 đứa trẻ của ông như chuyện cổ tích giữa đời thường.
Những đứa con đặc biệt
Chúng tôi đến thăm Trung tâm Hy Vọng tại H.Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thứ 3, được ông Chắt thành lập đầu năm 2020. Ở đây, ông đang nuôi dạy 33 đứa con, đứa bé nhất mới lên 2. Thấy khách đến chơi, đàn trẻ ríu rít chạy tới chào, rồi lại ùa ra sân chơi đùa, nhảy múa vì hôm nay ông Chắt tổ chức Tết trung thu cho các con. Những đứa trẻ này đều có hoàn cảnh đặc biệt, đứa mồ côi cả cha lẫn mẹ; đứa mồ côi bố, mẹ không nuôi nổi vì đông con; đứa thì mồ côi mẹ, phải ở với ông bà già yếu không có khả năng nuôi dạy...
Ông Chắt bế trên tay bé gái 2 tuổi, chăm sóc tỉ mỉ: rửa mặt, buộc tóc, đi dép cho bé với đầy tình yêu thương. Đứa bé cũng nép vào ông để nhận sự che chở. Ông bảo bé không có bố, được ông nuôi từ lúc mới lọt lòng. Mẹ bé đang được cho đi học nghề để “làm lại cuộc đời”. Đây cũng là đứa bé thứ 3 ông nhận về nuôi từ lúc mới sinh ra. “Tôi nhận vào trung tâm trẻ 6 - 12 tuổi. Nhưng có những trường hợp đặc biệt, tôi nhận nuôi từ lúc mới lọt lòng”, ông Chắt tâm sự.
Và đó cũng là những đứa bé để lại cho ông ấn tượng nhất trong hành trình nuôi dạy trẻ mồ côi. Cách đây 5 năm, vào đêm 29 tết, ông nhận được một cuộc điện thoại của Trung tâm y tế H.Kim Động (Hưng Yên) báo tin có bà mẹ trẻ đến sinh con nhưng không có tiền, không có người thân, muốn nhờ ông giúp đỡ. “Khi đó, tôi băn khoăn lắm vì tết đến nơi rồi, nhưng nếu không nhận cũng không đành. Tôi đến nộp tiền, ký xác nhận cho sản phụ mổ, rồi chờ ở ngoài cửa. Đến gần 12 giờ đêm thì đứa bé chào đời”, ông Chắt kể và cho hay sau đó ông đưa cả hai mẹ con về trung tâm chăm sóc. Ông hỏi hoàn cảnh, nhưng mẹ đứa bé giấu và chỉ xin ông nuôi giúp, để "đi làm lại cuộc đời". Ông đồng ý và dặn nếu sau này muốn xin lại con thì về, nhưng 7 năm qua vẫn không thấy người mẹ quay lại. Ông đã đặt tên cho bé với họ của mình là Nguyễn Thị Huyền Tâm.
Một bé khác, là con của một người mẹ tâm thần, mới 17 ngày tuổi và chỉ nặng 1,7 kg, cũng được ông nhận về nuôi và cho mang họ của mình là Nguyễn Thị Phương Anh. “Mẹ cháu bé bị điên, ông bà ngoại cháu già yếu nên muốn cho đi, nhưng không ai dám nhận. Tôi đến thăm, ông ngoại cháu bé kể cứ phải canh chừng, vì có lần mẹ nó về, nhét cả quả chuối vào miệng nó, tí chết. Ban đầu tôi cũng hơi băn khoăn, nhưng rồi quyết định nhận và cố gắng hết mình, huy động tất cả 3 mẹ nuôi tập trung chăm sóc. Cũng may trời thương, nó cứ ăn cứ lớn, chỉ duy nhất có một lần sốt cao. Đêm ấy, các mẹ gọi điện, nửa đêm tôi từ Hà Nội phi xuống, cho đi khám thì chỉ do mọc răng...”, ông Chắt cười hiền nhớ lại.

Ông Nguyễn Trung Chắt vui chơi với các trẻ mồ côi được ông coi như con đẻ  ẢNH: NGỌC THẮNG
Ông Nguyễn Trung Chắt vui chơi với các trẻ mồ côi được ông coi như con đẻ ẢNH: NGỌC THẮNG
Dạy làm người mới khó
Theo ông Chắt đi thăm trung tâm, đến đâu chúng tôi cũng ngạc nhiên, vì mọi thứ đều khang trang, quy củ, tiện nghi, ngăn nắp và sạch sẽ. Ấn tượng nhất là ở đây ông Chắt làm rất nhiều khẩu hiệu dạy về đạo đức như: “Việc đầu tiên là việc học làm người - người tử tế trước khi muốn trở thành người giỏi giang, có quyền hành hoặc siêu phàm”; “Yêu lao động sẽ nâng cao phẩm giá con người, lười biếng luôn gắn với nghèo đói và tội phạm”...
Ông bảo điều quan trọng nhất là phải dạy các con học làm người. Tuy nhiên, dạy một đứa trẻ nên người là hành trình gian nan và không biết mệt mỏi của ông Chắt. Để quản lý các con ở 3 trung tâm, ông phải đi lại mỗi tháng cả nghìn ki lô mét về sinh hoạt, ăn ở cùng các con và dạy dỗ chúng. Vợ ông tâm sự, mỗi tháng ông chỉ ở Hà Nội chừng 3 - 4 ngày, còn lại ở 3 trung tâm.
Cứ 5 giờ 30 sáng, ông gõ kẻng gọi các con dậy tập thể dục. Ông dạy các con cách trồng rau, nuôi lợn, kỹ năng vệ sinh cá nhân... Đồng thời, ông phải làm việc như một “quan tòa”, giải quyết cả chuyện chúng đánh cãi nhau, các lỗi được các mẹ nuôi ở trung tâm ghi lại. “Phải theo dõi, chuyện trò chúng nó mới nghe, chứ không phải treo khẩu hiệu là xong”, ông tâm sự.
Đặc biệt, khi nuôi dạy những đứa trẻ bất hạnh và vốn thiếu nền tảng giáo dục của gia đình, ông đã nhiều lần phải “vắt óc” để xử lý những tình huống éo le. Khi con của người mẹ tâm thần kể trên đã học lớp 1 thì mẹ bé mất, gia đình muốn đưa bé về chịu tang nhưng ông sợ con bị tổn thương nên quyết định đến viếng thay và hôm sau mới dẫn bé ra mộ mẹ để thắp hương. “Tôi chỉ bảo với con rằng đó là người quan tâm đến con lúc còn sống. Nay cô ấy mất, con thắp cho cô nén hương. Vậy là tôi chỉ đổi vai cho nó, để sau này lớn lên nó không ân hận”, ông chia sẻ. Rồi ông trầm ngâm nói: “Nuôi một đứa trẻ không chỉ có ăn và mặc đâu. Phải tế nhị lắm, vì phải giáo dục, dạy dỗ chúng nó.”.
Có những lần 10 giờ đêm, ông đang ở Hà Nội thì nhận được điện thoại của các mẹ nuôi ở Trung tâm Hy Vọng Tiên Cầu (Hưng Yên), báo tin 3 “ông con” mất tích. “Tôi tức tốc phi xe về, đến nơi lúc gần 1 giờ sáng, đi lục tung các quán xá ở TP.Hưng Yên lên, gần 2 giờ sáng thì bắt được 3 “ông” đang chơi điện tử. Đưa về đến nhà, tôi cho mỗi đứa vào một góc ở sân và bảo: “Bác cho con ngồi vào đây, bác cũng ngồi đây, muỗi cắn các con sẽ cắn cả bác. Lẽ ra giờ này bác đang ngủ. Vì các con, bác phải đi từ Hà Nội về đây. Bao giờ các con nhận thấy điều mình làm sai thì bác mới nói chuyện”, ông Chắt nhớ lại và bảo phải làm như thế thì mới dạy dỗ được các con. “Anh cầm đầu nhóm đấy giờ đã học cao đẳng điện lạnh và lái xe, sắp lấy vợ, cũng ở trung tâm”, ông Chắt phấn khởi nói.
Nhận “chức” bố khi tuổi ngoài 60
Kể về ông, bà Nguyễn Thị Với, một mẹ nuôi ở Trung tâm Hy Vọng Tiên Cầu đã làm cùng ông 18 năm nay, xúc động nói: “Là đàn ông, nhưng bác chăm lo cho các con như người mẹ. Bác ấy lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các con. Những khi trời trở rét, đang đêm bác ấy cũng từ Hà Nội về, vào từng phòng kiểm tra xem các con đã mặc áo ấm chưa, quàng khăn chưa, đi tất chưa... Chúng tôi rất cảm động, luôn lấy bác làm gương và mong muốn giúp sức với bác, góp một phần nào để cho bác đỡ vất vả”.
Bà Với cũng cho biết, ông Chắt luôn có những cư xử rất nhân văn khi dạy dỗ trẻ. Khi thành lập trung tâm, ông quy định trẻ ở đây gọi các cô nuôi dưỡng là mẹ. Còn ông không muốn gọi là bố, chỉ gọi là bác xưng con. Nhưng từ khi nhận nuôi trường hợp từ sơ sinh, lúc bé tập nói, cứ bi bô gọi mẹ mà không có người gọi bố, nên ông thương lắm. Vì vậy, ông đã “ban hành” quy định mới, là ưu tiên cho những đứa bé nhất gọi ông là bố.
“Bác cũng giải thích với con là: các anh các chị có bố, có mẹ đẻ ra, bố chỉ nhận về nuôi, còn con là do bố đẻ ra. Vì vậy, các con phấn khởi lắm. Có lần, bé Tâm tò mò hỏi: Bố đẻ ra con à? Bác nhận: Ừ! Bố đẻ ra con. Bé lại hỏi: Bố đẻ ra từ đâu? Bác bảo: Bố đẻ ra từ nách. Thế là bé đi khoe với mọi người. Rồi có lần cô giáo ra bài văn tả về gia đình, bé Phương Anh tự hào viết: “Nhà em có một bố nhưng có rất nhiều mẹ. Bố em phải đi kiếm tiền rất lâu mới về...”, bà Với kể. (còn tiếp)
Theo Vũ Thơ (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.