Buôn Tối thiếu nước sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Buôn Tối (xã Krông Năng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có 46 hộ với 250 nhân khẩu, là buôn đặc biệt khó khăn của xã với 100% là đồng bào dân tộc Jrai sinh sống, cách trung tâm xã gần chục km. Nhiều năm nay, những hộ dân nơi đây luôn gặp khó khăn về nước sinh hoạt. 

  Cả buôn chỉ còn 1 cái giếng nhưng cũng sắp hết nước. Ảnh: Quang Ngọc
Cả buôn chỉ còn 1 cái giếng nhưng cũng sắp hết nước. Ảnh: Quang Ngọc

Nhiều tháng nay, anh Kpă Hấu đã quen với việc đi lấy nước từ sáng sớm ở suối Ia Ly cách nhà gần 5 cây số. Một lần đi, anh lấy 2 can nhựa khoảng 40 lít nước để về sinh hoạt trong ngày. Từ ăn, uống, rửa rau, vo gạo đều dùng nước ở 2 can nhựa này. Anh Hấu cho biết, buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn, đi gùi nước là một thói quen của người dân buôn Tối. Xung quanh buôn cũng có những con suối nhỏ, bà con thường đào hố lấy nước dùng, nhưng nay nước cũng bị ô nhiễm, không dùng được. “Bà con phải đi đào hố sát bờ sông nhưng rất bẩn, bùn nhiều. Muốn lấy được nước sạch ở suối thì phải đi xa khoảng 7 cây, đi bộ cũng mất nửa ngày. Nhà nước cần đầu tư, tạo điều kiện cho dân làng có nước sinh hoạt”-anh Hấu nói.

Dạo một vòng quanh buôn Tối, chúng tôi thấy một nhóm thanh niên đang lúi húi múc nước ở một cái giếng đào. Một thanh niên cho biết, đây là giếng đào mà các hộ dân trong buôn đều trông chờ vào nguồn nước của nó. Trời mưa thì giếng mới có nước, còn trời không mưa thì hết nước. Những lúc đó, bà con lại tận dụng hết những chai, lọ, can nhựa ra những con suối nhỏ cách buôn vài cây số để lấy nước về dùng. Nhưng nay, việc chọn được vùng nước sạch để lấy cũng rất khó khăn vì là vùng ngập lòng hồ của công trình thủy điện Kông HNăng, mỗi khi hồ thủy điện tích nước, nước bị ứ đọng không lưu thông dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm. “Bà con không có nước sạch để dùng, phải dùng tạm nguồn nước ở suối Ia Ly. Đàn ông, đàn bà nếu người nào biết đi xe máy thì đi. Nếu nước sông ngập lên thì không có chỗ cho bà con lấy nước để dùng”-ông Hwing Phả-Trưởng buôn Tối cho biết.  Bà con đã nhiều lần kiến nghị vấn đề này trong các buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nông Đức Công-Phó Chủ tịch UBND xã Krông Năng, cho biết: Việc thiếu nước sinh hoạt đã xảy ra một thời gian dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Chính quyền địa phương đã đầu tư đào giếng nước cho bà con nhưng cũng chỉ có nước trong mùa mưa, còn mùa khô thì thiếu nước trầm trọng. “Chương trình 135 đã đầu tư 3 giếng cho bà con, tuy nhiên chỉ dùng được mùa mưa, mùa khô không có nước. Bà con chủ yếu đi múc nước ở các khe lạch. Huyện cũng đã đầu tư giếng khoan nhưng không khoan được vì gặp đá bàn. Xã đề nghị các cấp quan tâm đầu tư 1 công trình nước sinh hoạt và bơm nước sông lên để xử lý vì khu vực đây thuộc lòng hồ nên nước không đảm bảo vệ sinh”-ông Công nói.

Quang Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.