Buộc các dự án ở Thủ Thiêm nộp lại tiền trục lợi từ đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND TPHCM đang đề xuất thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng bị “thất thoát” trong dự án khu đô thị mới (ĐTM) Thủ Thiêm, trong đó đáng chú ý là sẽ yêu cầu các dự án hoàn trả ngân sách khoản tiền chênh lệch địa tô mà chủ đầu tư đã hưởng lợi từ việc định giá đất quá thấp.
Sáng 29/7, nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết UBND TPHCM đang cho kiểm tra, rà soát lại giá đất thanh toán đối ứng cho các dự án BT tại dự án Khu ĐTM Thủ Thiêm.
Cụ thể: Năm 2013, khi xác định giá đất cho các dự án BT tại Thủ Thiêm, một số cơ quan đơn vị chức năng đã tham mưu UBND TPHCM tính theo giá đất tại quận 7 và quận 1 (khoảng 35 triệu/m2). Tuy nhiên, lãnh đạo UBND TPHCM tại thời điểm ấy cho rằng giá trên áp dụng cho khu ĐTM Thủ Thiêm là chưa hợp lý.
Và, UBND TPHCM tại thời điểm ấy đã ‘sáng suốt” lấy giá đất của các dự án liền kề tính cho khu ĐTM Thủ Thiêm (khoảng 26 triệu/m2) và xác định cho đơn giá đất giao cho dự án BT.
“Thanh tra Chính phủ đã kết luận. TPHCM phải làm lại đơn giá, sẽ tính toán lại giá đất các dự án BT ở Thủ Thiêm theo giá thời điểm giao đất năm 2013. Sau khi tính toán lại, đối ứng với diện tích đất được giao, TPHCM sẽ thu hồi phần tiền chênh lệch về cho ngân sách”, nguồn tin riêng của Tiền Phong cho hay.
 
Nhiều dự án ở khu ĐTM Thủ Thiêm hưởng lợi từ việc UBND TPHCM định giá đất quá thấp 
Ngoài ra, UBND TPHCM cũng đang đề xuất và chờ ý kiến Chính phủ cho phép chuyển các chung cư tái định cư đang bỏ trống ở Thủ Thiêm sang nhà ở thương mại để bán chỉ định nhằm thu hồi vốn và tránh lãng phí.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai đối với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, UBND TPHCM tính toán đơn giá đất 26 triệu/m2 chỉ bằng 50% so với đơn giá đã được các sở, ngành đề xuất ban đầu.
Việc tính giá đất nói trên của UBND TPHCM là không đầy đủ, thiếu chính xác, không đúng quy định. Từ đó, các nhà đầu tư (các dự án BT, các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chính khu ĐTM Thủ Thiêm được giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá theo quy định) được hưởng lợi lớn do chênh lệch giá đất lớn (chênh lệch địa tô).
Đối với khu tái định cư 38,4ha thuộc Khu ĐTM Thủ Thiêm, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho biết, các dự án đã được Thanh tra Bộ Xây dựng và Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm tra và có kết luận. Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TPHCM báo cáo và cung cấp hồ sơ bổ sung.
Bước đầu, trong 4 dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư có 3 dự án được các nhà đầu tư xây dựng hoàn thành, bàn giao và thanh toán với UBND TPHCM để bố trí tái định cư. Hiện, do chưa bố trí tái định cư, UBND TPHCM tiếp tục cho đấu giá để chuyển sang nhà ở thương mại. Còn lại một dự án 1.330 căn hộ đã được nhà đầu tư thay đổi thiết kế từ nhà ở tái định cư sang nhà ở thương mại, chuyển nhượng cho người sử dụng 1.122/1.228 căn hộ.
UBND TPHCM đã thanh lý hợp đồng đầu tư xây dựng khu tái định cư khi chưa có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng về việc giao đất là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Huy Thịnh (TP)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

Gia Lai: Yêu cầu các địa phương thường xuyên rà soát đối tượng, nhu cầu vay vốn nhà ở xã hội

(GLO)- Ngày 28-3, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 746/UBND-KTTH về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-5-2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới gắn với hoạt động tín dụng chính sách.

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

Pleiku đối thoại với hộ dân thuộc diện thu hồi đất thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông

(GLO)- Sáng 28-3, Ban Thực hiện cưỡng chế thu hồi đất của UBND TP. Pleiku đã tổ chức họp vận động, thuyết phục, đối thoại với hộ ông Thái Văn Kiệm (trú tại thôn Tiên Sơn 1, xã Biển Hồ) thuộc Dự án Đường hành lang kinh tế phía Đông (đường tránh Quốc lộ 19) tỉnh Gia Lai.

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.