Bộ Xây dựng sẽ kiểm điểm người đứng đầu các dự án chậm tiến độ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến ngày 30/9, Bộ Xây dựng sẽ kiểm điểm trách nhiệm và kỷ luật đối với người đứng đầu các dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn đầu tư công được giao, nếu không có lý do bất khả kháng.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Hùng Võ/Vietnam+
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Hùng Võ/Vietnam+
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/VT-BXD về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022; trong đó nhấn mạnh sẽ kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị chủ đầu tư chậm thực hiện dự án theo quy định.
Theo đó, ông Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng khẩn trương chỉ đạo, đẩy nhanh công tác chuẩn bị thực hiện dự án, công tác lựa chọn nhà thầu, sớm khởi công công trình; thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực.
Các đơn vị phải chủ động có kế hoạch, giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư cho dự án ngay khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo quy định; không để dồn thanh toán vào cuối năm.
Bộ Xây dựng cũng đặt mục tiêu đến hết ngày 31/1/2023 phải hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2022 được giao. Các chủ đầu tư phải ký cam kết tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 và gửi cam kết về Bộ Xây dựng trước ngày 20/2.
Với các dự án phải hoàn thành trong năm 2022, Bộ Xây dựng yêu cầu tập trung thi công hoàn thiện các hạng mục công, hoàn tất nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho các nhà thầu; khẩn trương lập báo cáo quyết toán các dự án hoàn thành trình Bộ Xây dựng thẩm tra, phê duyệt theo đúng quy định.
Trường hợp dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2022, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm tăng cường đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý, nghiệm thu và thanh toán ngay cho khối lượng hoàn thành đủ điều kiện theo quy định.
Tương tự, các dự án khởi công mới năm 2022 cần khẩn trương hoàn thành việc lập, thẩm định, trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thết kế bản vẽ, thi công và dự toán xây dựng, chậm nhất là trong tháng 5/2022 để làm cơ sở lựa chọn nhà thầu thi công, sớm khởi công công trình...
Đến ngày 30/9, các dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn đầu tư công được giao năm 2022, nếu không có lý do khách quan, bất khả kháng, Bộ Xây dựng sẽ kiên quyết cắt giảm để điều chuyển, bổ sung thanh toán cho các dự án đã có khối lượng hoàn thành đồng thời sẽ kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị chủ đầu tư về việc chậm thực hiện và giải ngân.
Các chủ đầu tư không đạt tiến độ theo cam kết, không đạt 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Xây dựng cũng sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu đồng thời xem xét việc điều chuyển chủ đầu tư dự án, kiên quyết không giao vốn để khởi công mới các dự án khác, không giao làm chủ đầu tư các dự án khác...
Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ khẩn trương nghiên cứu, rà soát hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo tính thống nhất; các chủ đầu tư có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công.
Ngoài ra, chủ đầu tư cần kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình; thay thế các nhà thầu có năng lực yếu và chủ động đề xuất, báo cáo Bộ Xây dựng điều chuyển khối lượng thi công của các nhà thầu có nguy cơ chậm tiến độ cho các nhà thầu khác thực hiện.
Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null