Bộ trưởng: Lời nói thật về cơn hào hứng và sự ảo tưởng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Vì sao những quả xoài được bán với giá cao chót vót ở siêu thị nước ngoài vẫn khiến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cảm thấy “buồn lắm”?

 

 Vải thiều Việt Nam được bán với giá cao ở Pháp, nhưng nông sản Việt chỉ là 1% trong tỉ trọng nhập khẩu nông sản của EU. Ảnh: Minh Thuý
Vải thiều Việt Nam được bán với giá cao ở Pháp, nhưng nông sản Việt chỉ là 1% trong tỉ trọng nhập khẩu nông sản của EU. Ảnh: Minh Thuý


Có một câu hỏi được đặt ra trong buổi toạ đàm trên cổng thông tin điện tử Chính phủ: Người Việt ở Australia, ở Nhật khi đi siêu thị đã rất xúc động đăng tải lên Facebook những tấm ảnh chụp sản vật quê nhà như quả vải, thanh long được bán với giá rất cao. Bộ trưởng cho rằng, chúng ta cần thay đổi chiến lược xuất khẩu theo hướng tăng chế biến sâu, nâng cao giá trị giá tăng?

Và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời, rằng: Vui thật, cảm xúc thật. Nhưng buồn lắm.

Tại sao lại thế?

Bởi chính ông, tư lệnh ngành, phát hiện ra là nông sản mình bán ra “ít lắm”.

Bán ít, mật độ thì “lâu lâu mới có một thương vụ”. Chưa kể tới giới hạn chỉ “đa phần bán ở các cửa hàng người gốc Á như người Việt, người Thái Lan”.

“Tôi vừa qua có đi Châu Âu với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Nhiều đại sứ có nói nhiều khi thanh long của mình bán ở cửa hàng Thái Lan, nghĩa là chúng ta chưa đi đàng hoàng đường bệ mà còn rất rụt rè ở phân khúc gặp nhiều rủi ro hoặc là bán trong cộng đồng người Việt”- lời Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

Quả thanh long, “mặc áo Thái Lan” không chỉ là chưa đàng hoàng đường bệ, mà phải nói là còn rất mặc cảm, tự ti.

Nó có ngon cách mấy thì hẳn nhiên vẫn định vị trong mắt người tiêu dùng đó là hàng Thái Lan.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan buồn. Người Việt mình buồn. Nông dân thì đương nhiên là không thể vui. Bao mồ hôi nước mắt, bao công sức chăm bẵm để có được một thứ nông sản. Trong khi bán thì rất hẻo ở những thị trường lớn.

Ông Lê Minh Hoan, từ khi ở Đồng Tháp - chính là người truyền thông việc đưa container xoài đầu tiên qua thị trường Mỹ.

Nhưng chính ông cũng nhận chân vấn đề là nhiều khi nó khiến chúng ta hào hứng quá mà quên đi những vấn đề, những rủi ro phía sau.

Và ông nói, rất thật: Không thể chỉ vài chuyến hàng của một vài doanh nghiệp mà nói là chúng ta đã chiếm lĩnh được thị trường. Một Đại sứ ở EU đã nói rằng, nông sản của mình mới chỉ là 1% trong tỉ trọng nhập khẩu nông sản của EU mà lại bán ở cửa hàng gốc Á.

“Phải mất nhiều năm nữa” là mốc thời gian là chính bộ trưởng tự đặt ra - cho sự “đàng hoàng” của nông sản Việt.

Nghe qua thì có vẻ mơ hồ nhưng thật ra đó mới chính là thực tế, là tỉnh táo.

Và chúng ta có niềm tin với một tư lệnh ngành nhìn thấy rất rõ vấn đề, không hề ảo tưởng. Một bộ trưởng với nỗi buồn chân chính đau đáu với việc tiêu thụ nông sản cho dân.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bo-truong-loi-noi-that-ve-con-hao-hung-va-su-ao-tuong-968925.ldo

Theo ĐÀO TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyến thăm lịch sử

Chuyến thăm lịch sử

Quan hệ Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng, là mối tình hữu nghị đặc biệt, thủy chung, trong sáng, hiếm có, “là một biểu tượng thời đại” trong quan hệ quốc tế.
Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Bản lĩnh người đứng đầu

Bản lĩnh người đứng đầu

Câu chuyện anh Ma Seo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được nhắc đến rất nhiều trong những ngày qua.
Đứng lên sau thảm họa Yagi

Đứng lên sau thảm họa Yagi

(GLO)- Phải quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi) và lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc để nhanh chóng ổn định đời sống người dân; đồng thời triển khai khẩn trương, đồng bộ các giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.