Bổ sung sân bay Lý Sơn vào quy hoạch xây dựng theo hình thức BOT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GTVT muốn bổ sung Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050.
Trong dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ được Bộ GTVT bổ sung quy hoạch sân bay Lý Sơn (đảo Lý Sơn) và sân bay Phú Quý (đảo Phú Quý) do có nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Sân bay Lý Sơn được quy hoạch sẽ đón được một số dòng máy bay lớn. Ảnh: CTV
Sân bay Lý Sơn được quy hoạch sẽ đón được một số dòng máy bay lớn. Ảnh: CTV
Trên thực tế, để bổ sung sân bay Lý Sơn vào quy hoạch mạng lưới sân bay quốc gia, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, cho phép đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Lý Sơn theo hình thức BOT.
Đồng thời, cập nhật, bổ sung Cảng hàng không Quốc tế Lý Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050.
Dự kiến, sân bay Lý Sơn được quy hoạch là sân bay cấp 4C với năng lực khai thác từ 3 - 3,5 triệu hành khách/năm. Nếu được chấp thuận bổ sung vào quy hoạch, Quảng Ngãi sẽ tìm nhà đầu tư xây sân bay này theo hình thức BOT mà không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Lý Sơn có nhiều danh lam thắng cảnh và được thiên nhiên ưu ái nhiều điểm độc đáo như: Di tích núi lửa hàng triệu năm tiêu biểu ở Lý Sơn, vách đá hang Câu, cổng Tò Vò, miệng núi lửa Giếng Tiền và miệng Thới Lới; có các di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia như: Lễ hội đua thuyển tứ linh, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.
Đây là nơi có giá trị du lịch cao, ngoài ra quá trình kiến tạo thiên nhiên làm cho nền địa chất Lý Sơn trở nên phong phú và đa dạng sinh học cùng nét văn hóa địa phương đặc sắc hứa hẹn là một điểm du lịch nổi tiếng thế giới nếu được đầu tư bài bản, chiến lược.

Một góc trung tâm huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: TTX
Một góc trung tâm huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: TTX
Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã đề xuất nội dung trên tại dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong giai đoạn 2021 - 2030, nhà chức trách hàng không đề xuất quy hoạch 28 cảng hàng không, giữ nguyên số lượng như quy hoạch hiện hành.
Trong đó, 14 cảng hàng không quốc tế gồm: Nội Bài, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Vân Đồn, Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Cần Thơ, Phú Quốc và Liên Khương.
14 cảng hàng không quốc nội gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Quảng Trị, Pleiku, Phù Cát, Tuy Hòa, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Đồng Hới, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo.
Ngoài ra, Cục Hàng không kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc bổ sung quy hoạch, xây dựng cảng hàng không tại các đảo như Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận).
Thế Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.