Bổ sung quy hoạch nhiều tuyến cao tốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ điều chỉnh quy hoạch mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó chú trọng xây dựng cao tốc Bắc - Nam, các tuyến ra cảng biển lớn, trung tâm kinh tế... Qua đó, nhiều tuyến cao tốc như như Hòa Bình-Sơn La-Điện Biên, Chợ Mới-Bắc Kạn… được bổ sung.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh minh hoạ
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh minh họa
Theo Bộ Giao thông Vận tải theo quy hoạch mạng lưới đường cao tốc được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, tuyến cao tốc phía Bắc được đề xuất tăng thêm 300 km, với các dự án bổ sung như Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên; Chợ Mới - TP Bắc Kạn; cao tốc Hà Giang nối với Nội Bài - Lào Cai.  
Cùng đó, tại miền Trung và Tây Nguyên, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung cao tốc từ Ngọc Hồi (Kon Tum) tới cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum), do Bờ Y là cửa khẩu quốc tế tại ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia đang có lưu lượng giao thông tăng, dự báo gần 20.000 xe một ngày đêm đến năm 2020.
Với khu vực Nam bộ, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị bổ sung cao tốc từ Gò Dầu (Tây Ninh) tới cửa khẩu Xa Mát (Tây Ninh) vì tuyến này kết nối các khu vực phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh và Campuchia qua cửa khẩu Xa Mát, đáp ứng lưu lượng dự báo gần 20.000 xe một ngày đêm.
Cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh cũng được kiến nghị bổ sung do cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (Đồng Tháp) là nơi thông thương giữa Việt Nam và Campuchia. Trong tương lai, nhu cầu vận tải giữa cửa khẩu Dinh Bà (Hồng Ngự) và Trà Vinh ngày càng tăng nên cần có tuyến cao tốc kết nối.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị kéo dài cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tới cảng Trần Đề thêm 30 km, nhằm kết nối đến cảng biển Trần Đề, phục vụ xuất khẩu hàng hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời Bộ Giao thông Vận tải cũng đưa ra lộ trình  sẽ hoàn thành 6.418 km cao tốc trên cả nước trước năm 2030 và sau năm 2030 làm mới thêm 932 km. Dự kiến tổng vốn đầu tư đến năm 2030 hơn 874.000 tỉ đồng và giai đoạn sau 2030 là 130.000 tỉ đồng cho xây mới và 322.000 tỉ đồng cho mở rộng.
Theo MINH HẠNH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.