Bổ sung 3 dự án cầu vượt, hầm chui vào dự án trọng điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 19-11, tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Văn Sửu đã thông tin về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục một số công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2016-2020.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)


Hà Nội sẽ bổ sung 3 dự án và điều chỉnh thông tin đối với một số dự án nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy, phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô.

Ba dự án được bổ sung gồm dự án xây dựng cầu vượt nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt-đường Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên theo quy hoạch (vành đai 2,5) theo chỉ đạo của Thành ủy tại Thông báo số 767-TB/TU ngày 19-6-2017. Dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố, tổng mức đầu tư dự kiến 503 tỷ đồng; Dự án xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ), quận Hoàng Mai. Dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố, tổng mức đầu tư dự kiến 672 tỷ đồng; Dự án xây dựng Hầm chui Lê Văn Lương-Vành đai 3 theo hình thức hợp đồng BT với tổng mức đầu tư dự kiến 550 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần Tasco đề xuất.

Thành phố Hà Nội cũng sẽ điều chỉnh thông tin một số dự án như điều chỉnh từ “Ngân sách thành phố, ODA” thành “Ngân sách thành phố và BT” đối với 4 tuyến đường sắt đô thị và hiện đang nghiên cứu cơ chế thực hiện. Riêng 2 dự án: Tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến 2, đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình và tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến 3, đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai vẫn giữ nguyên hình thức đầu tư “Ngân sách thành phố, ODA”.

Bên cạnh đó, 3 dự án: Cầu Thượng Cát (bao gồm đường hai đầu cầu); Vành đai 4: Từ quốc lộ 32 đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Cầu Đuống 2 - đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh) sẽ được điều chỉnh từ hình thức đầu tư “BOT” thành "BOT hoặc BT.” Đối với dự án Trung tâm phức hợp y học Bệnh viện Tim Hà Nội tại quận Tây Hồ, thành phố sẽ điều chỉnh từ hình thức đầu tư “PPP đặc thù” thành “Xã hội hóa theo Nghị quyết 93 của Chính phủ”.

Ngày 6-12-2016, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-HĐND về kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục đầu tư các công trình trọng điểm và danh mục đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ưu tiên phát triển giai đoạn 2016 -2020 của thành phố. Trong đó, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua danh mục 52 công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020 với tổng mức đầu tư dự kiến 503.374 tỷ đồng, gồm 29 dự án sử dụng vốn ngân sách và ODA, 22 dự án đầu tư theo hình thức PPP (18 dự án BT, 3 dự án BOT, 1 dự án theo hình thức PPP khác); 1 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

Như vậy, danh mục công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 sau điều chỉnh, bổ sung gồm 55 dự án (gồm 27 dự án ngân sách và ODA; 26 dự án đầu tư theo hình thức PPP và 2 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa).

Nguyễn Thắng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.