Bộ GTVT giải ngân khoảng 21.600 tỷ đồng theo kế hoạch vốn được giao

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, số vốn còn lại cần giải ngân khá lớn với khoảng 21.600 tỷ đồng nên các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án cần rốt ráo để hoàn thành đúng kế hoạch vốn được giao.

Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, số vốn còn lại cần giải ngân khá lớn với khoảng 21.600 tỷ đồng nên các chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án cần rốt ráo để hoàn thành đúng kế hoạch vốn được giao.

Nhà thầu thi công một đoạn tuyến Dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+

Nhà thầu thi công một đoạn tuyến Dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi các Ban Quản lý dự án 2, 6, 7, 85, đường Hồ Chí Minh, Thăng Long, Mỹ Thuận, đường thủy về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Trung ương năm 2023.

Trong thời gian qua, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm cao, tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án, góp phần tích cực vào kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công của Bộ Giao thông Vận tải.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận thời gian còn lại của niên độ ngân sách năm 2023 còn rất ngắn, trong khi số vốn còn lại cần giải ngân khá lớn (khoảng 21.600 tỷ đồng cần giải ngân trong các tháng cuối năm kế hoạch gồm tháng 12/2023 và tháng 1/2024).

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ, với quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn được giao, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Giám đốc các Ban Quản lý dự án có số vốn còn lại cần phải giải ngân lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giải ngân chung của cả bộ cần có các giải pháp quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu giải ngân tối đa kế hoạch được giao.

Cụ thể, Ban Quản lý dự án 85 cần phấn đấu giải ngân khoảng 3.800 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án 7 giải ngân khoảng 2.400 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án 2 giải ngân khoảng 2.000 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án 6 giải ngân khoảng 2.000 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án Thăng Long giải ngân khoảng 1.900 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh giải ngân khoảng 1.900 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận giải ngân khoảng 1.700 tỷ đồng; Ban Quản lý các dự án Đường thuỷ cần giải ngân khoảng 1.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, tính đến hết tháng 11/2023, lũy kế giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải đạt khoảng 71.200 tỷ đồng (4.075 tỷ đồng vốn nước ngoài; 67.125 tỷ đồng vốn trong nước) trên tổng số hơn 95.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 75,6% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Riêng Dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông (cả hai giai đoạn) chiếm gần 70% tổng kế hoạch vốn năm 2023 của Bộ Giao thông Vận tải. Cụ thể, Dự án Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 đã giải ngân hơn 12.500 tỷ đồng (đạt hơn 82%); Dự án Cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 đã giải ngân hơn 38.650 tỷ đồng (đạt gần 81% kế hoạch vốn được giao).

Ngành Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao tổng số hơn 95.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2023. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+

Ngành Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao tổng số hơn 95.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2023. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+

Nhằm đốc thúc tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cần phối hợp chặt chẽ với địa phương và các cơ quan liên quan để giải quyết dứt điểm các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tranh thủ thời tiết tốt, đẩy mạnh tiến độ thi công; sớm hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu thanh toán, bảo đảm giải ngân tối đa kế hoạch.

Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đang triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng yêu cầu; khẩn trương kiểm tra, rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu, thanh toán để đẩy nhanh công tác giải ngân các khối lượng đã thi công.

Với những nhà thầu yếu kém, Bộ Giao thông Vận tải kiên quyết yêu cầu Ban quản lý dự án hay chủ đầu tư xem xét cắt giảm, điều chỉnh khối lượng.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cũng nhấn mạnh kết quả giải ngân so với kế hoạch đăng ký là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2023 của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; lấy tiêu chí kế hoạch giải ngân của đơn vị để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức được giao và cán bộ có liên quan.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Quản lý đầu tư xây dựng tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hiện trường, kịp thời tham mưu bộ chỉ đạo các bên liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng yêu cầu nhằm đáp ứng kế hoạch giải ngân.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.