Bộ Giao thông vận tải nói gì về làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được hoàn thành từ năm 2019 và hiện đang được Hội đồng thẩm định Nhà nước tổ chức thẩm định để trình cấp có thẩm quyền.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương để trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Dương gửi tới sau Kỳ họp thứ 2 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Theo đó, cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tạo bước ngoặt thúc đẩy giao thương, văn hóa giữa các vùng miền, hạn chế tối đa đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa Bắc Nam, đồng thời giúp giảm áp lực vận tải trên các tuyến đường bộ, từ đó giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Đường sắt cao tốc tại nước ngoài (ảnh minh họa)
Đường sắt cao tốc tại nước ngoài (ảnh minh họa)
Bộ GTVT cho biết với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đi trước một bước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định giai đoạn đến năm 2030 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới, trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trên hành lang Bắc - Nam, góp phần tái cơ cấu không gian phát triển kinh tế, kết nối nhanh, liên thông, trực tiếp giữa các đô thị, các cực tăng trưởng dọc hành lang, tái cấu trúc hệ thống các đô thị, phân bổ lại dân cư, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ và góp phần phát triển bền vững các loại hình vận tải, giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được Bộ GTVT hoàn thành từ năm 2019. Hiện nay, Hội đồng thẩm định Nhà nước đang tổ chức thẩm định làm cơ sở để Bộ GTVT tiếp tục hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyền về chủ trương đầu tư Dự án. 
Liên quan đến kiến nghị của cử tri tỉnh Long An kiến nghị trung ương quan tâm, sớm triển khai dự án đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ đi các tỉnh miền Tây để phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói riêng và cả nước nói chung, Bộ GTVT cho biết theo Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có định hướng phát triển tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ với quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, dài khoảng 174 km, dự kiến qua địa bàn 6 tỉnh (Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ) với lộ trình nghiên cứu, đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030 nhằm tăng cường các phương thức vận tải kết nối TP HCM với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói riêng và cả nước nói chung như kiến nghị của cử tri.
"Trên cơ sở định hướng quy hoạch được duyệt, hiện nay Bộ đang chỉ đạo triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án làm cơ sở để huy động các nguồn lực đầu tư, sớm triển khai dự án trong kế hoạch đến năm 2030"- Bộ GTVT cho hay. 
Theo Văn Duẩn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.