Bộ Giao thông-Vận tải hướng dẫn UBND tỉnh Hưng Yên đầu tư tuyến đường cao tốc Chợ Bến-Yên Mỹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã giao Bộ Giao thông-Vận tải hướng dẫn UBND tỉnh Hưng Yên về việc đầu tư xây dựng đường bộ có liên quan đến tuyến đường cao tốc Chợ Bến-Yên Mỹ, đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Tuyến đường cao tốc Chợ Bến-Yên Mỹ, đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên có điểm đầu tại đường vành đai 5 và điểm cuối tại đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với tổng chiều dài khoảng 45 km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư sau năm 2030.

 Đầu tư đường cao tốc Chợ Bến-Yên Mỹ (Hưng Yên) - Ảnh minh họa
Đầu tư đường cao tốc Chợ Bến-Yên Mỹ (Hưng Yên) - Ảnh minh họa



Trước đó, Bộ Giao thông-Vận tải có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư đường bộ cao tốc Chợ Bến-Yên Mỹ, đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Xét kiến nghị trên, tại Văn bản 6942/VPCP-CN ngày 14-10-2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã giao Bộ Giao thông-Vận tải hướng dẫn UBND tỉnh Hưng Yên về việc đầu tư xây dựng đường bộ có liên quan đến tuyến đường cao tốc Chợ Bến-Yên Mỹ, đoạn qua địa bàn tỉnh Hưng Yên bảo đảm đúng thẩm quyền, theo đúng quy định pháp luật.

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt

Công văn số 6941/VPCP-CN ngày 14-10-2022 của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đồng ý với ý kiến của Bộ Tư pháp về việc tạm thời chưa sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16-4-2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt để chưa phân cấp cho UBND cấp tỉnh thực hiện gác chắn đường ngang và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông tại đường ngang.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông-Vận tải tổng kết việc thực hiện Luật Đường sắt, tiếp tục đánh giá công tác quản lý đường ngang, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan (Bộ Giao thông-Vận tải, UBND các cấp, doanh nghiệp đường sắt) trong thực hiện gác chắn đường ngang và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông tại đường ngang trên địa bàn đường sắt đi qua.

Đồng thời, đánh giá nguồn lực, năng lực tiếp nhận phân cấp của địa phương và ảnh hưởng của phân cấp đến hoạt động của doanh nghiệp đường sắt; trường hợp cần thiết, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Đường sắt và Nghị định số 56/2018/NĐ-CP.

 

G.B

 

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null