Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bỏ Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GTVT đề xuất bỏ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tách thành 2 cục, đồng thời sáp nhập các vụ để giảm đầu mối, giảm khâu trung gian nhưng đảm bảo mục tiêu để phát triển, quản lý trong giai đoạn này. 
Trong dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ GTVT vừa trình Chính phủ kiến nghị sáp nhập Vụ Khoa học - Công nghệ với Vụ Môi trường thành Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường.
 
Đề xuất tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam từng gây tranh cãi. Ảnh: Mai Hà
Đề xuất tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam từng gây tranh cãi. Ảnh: Mai Hà
Sáp nhập Vụ Đối tác công tư (PPP) vào Vụ Kế hoạch - Đầu tư, giải thể Vụ An toàn giao thông và chuyển nhiệm vụ quản lý kết cấu hạ tầng về Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, chuyển nhiệm vụ an toàn giao thông về vận tải về Vụ Vận tải.
Đối với Vụ Quản lý doanh nghiệp do đang là đầu mối chủ trì, giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, sau khi hoàn thành việc tái cơ cấu các doanh nghiệp sẽ được Bộ nghiên cứu sắp xếp.
Bộ GTVT vẫn duy trì các tổ chức gồm: Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra, Văn phòng.
Đối với các cục, tổng cục, Bộ GTVT kiến nghị tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam. Tổng cục này khi được tổ chức lại sẽ giảm 5 cục trực thuộc. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổng cục sẽ chuyển nguyên trạng về Cục Đường bộ Việt Nam.
Bộ GTVT cho biết, việc thành lập Cục Đường bộ cao tốc Việt Nam không chỉ với vai trò quản lý nhà nước về đường bộ mà còn quản lý về đầu tư, xây dựng khai thác, vận hành đường cao tốc. Khi giải thể Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã giảm được khâu trung gian và giảm được 4 cục, tổng cục hiện nay.
Cũng theo dự thảo, 6 cục tiếp tục duy trì gồm: Cục Hàng hải, Cục Hàng không, Cục Đường sắt, Cục Đường thủy nội địa, Cục Đăng kiểm, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông. Cục Y tế giao thông - vận tải sẽ sắp xếp sau khi bàn giao 16 cơ sở y tế về địa phương quản lý.
Đề xuất tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam từng gây nhiều tranh cãi. Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết không đồng ý tách tổng cục. "Xoá mô hình tổng cục thì phải có đánh giá tác động nhưng chưa có chỉ đạo việc này, đùng một phát thì tách, dưới phải nghe trên, tôi phải theo nghị quyết của lãnh đạo", ông Huyện nói.
Trong khi, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, mô hình tổng cục khi đối chiếu không đảm bảo với các quy định hiện hành, vì thế Bộ đề xuất tách thành 2 cục.
Theo Mai Hà (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.