Bộ GD-ĐT công bố mã 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo phải cung cấp cho thí sinh các thông tin về các phương thức xét tuyển đối với từng ngành, nhóm ngành.
Bộ GD-ĐT công bố mã 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2023  ảnh 1

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực vào Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)

Theo hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2023 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, bộ đã công bố danh mục mã xét tuyển của 20 phương thức tuyển sinh do bộ quy định.

Cụ thể, danh mục mã các phương thức xét tuyển như sau:

Bộ GD-ĐT công bố mã 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2023  ảnh 2

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo phải cung cấp cho thí sinh các thông tin về các phương thức xét tuyển đối với từng ngành,nhóm ngành và phải xét tuyển tất cả các phương thức xét tuyển cho thí sinh nếu thí sinh có đăng ký xét tuyển và đủ điều kiện xét tuyển.

Mã phương thức xét tuyển gồm 3 ký dự do cơ sở đào tạo tự định nghĩa nhưng phải tham chiếu với mã phương thức xét tuyển do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc có thể sử dụng mã phương thức xét tuyển do bộ quy định.

Bộ GD-ĐT công bố mã 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2023  ảnh 3

Tỷ lệ nhập học theo các phương thức xét tuyển đại học năm 2022.

Dù có nhiều phương thức xét tuyển nhưng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ thí sinh nhập học nhiều nhất vẫn tập trung vào hai phương thức là xét theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và học bạ.

Cụ thể, trong năm 2022, có khoảng 18 phương thức xét tuyển, trong đó phương thức xét theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ nhập học lên đến gần 48%, phương thức xét tuyển theo học bạ chiếm 37,18%. Tổng số thí sinh nhập học bằng hai phương thức này là trên 85%. Trong khi đó, nhiều phương thức có tỷ lệ thí sinh nhập học rất thấp, dưới 1%, thậm chí có phương thức không có thí sinh nào nhập học.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/bo-gddt-cong-bo-ma-20-phuong-thuc-xet-tuyen-dai-hoc-nam-2023/860974.vnp

Có thể bạn quan tâm

Những ngày đến trường sau giải phóng

Những ngày đến trường sau giải phóng

(GLO)- Những ngày tháng 3-1975 đã để lại ấn tượng khá sâu sắc trong lứa học sinh trung học Pleiku chúng tôi. Trước ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17-3-1975), chúng tôi là học sinh năm cuối PTTH đệ nhị cấp (lớp 12) thuộc Trường Trung học Pleiku (bấy giờ tọa lạc tại địa điểm Trường THCS Nguyễn Du ngày nay) đang bước vào thời kỳ ôn tập để chuẩn bị thi tú tài toàn phần (tương đương với tốt nghiệp THPT).
Chống bạo lực học đường: Dạy học sinh cách tha thứ để biết yêu thương

Chống bạo lực học đường: Dạy học sinh cách tha thứ để biết yêu thương

Trong quá trình dạy kỹ năng sống hay sinh hoạt đầu tuần, thầy cô thường xuyên nhắc nhở, dạy học sinh sống đẹp, sống tử tế, cách tha thứ để biết yêu thương thông qua những câu chuyện giáo dục có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống. Đây cũng là cách để giáo dục phòng chống bạo lực học đường.
Pleiku tiên phong xã hội hóa giáo dục

Pleiku tiên phong xã hội hóa giáo dục

(GLO)- Những năm gần đây, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Không chỉ giảm áp lực cho ngân sách nhà nước, công tác này còn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nhất là trong bối cảnh cả nước đang triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Câu lạc bộ STEM-Robotics: Khơi sáng tạo, thỏa đam mê

Câu lạc bộ STEM-Robotics: Khơi sáng tạo, thỏa đam mê

(GLO)- Ra đời từ tháng 8-2021, Câu lạc bộ (CLB) STEM-Robotics (Trường THPT Chi Lăng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã trở thành nơi gặp gỡ của những học sinh đam mê tìm hiểu, lắp ghép, lập trình và sáng tạo robot. Từ sân chơi này, nhiều em đã vươn ra khỏi “ao làng” để thử sức ở đấu trường quốc gia lẫn quốc tế.

Thư viện trường học: Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học Kbang

Thư viện trường học: Giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học Kbang

(GLO)- Những năm qua, các trường tiểu học trên địa bàn huyện Kbang chú trọng xây dựng thư viện thân thiện, thư viện góc lớp nhằm hình thành thói quen đọc sách cho học sinh. Đây là cách giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, tăng cường giao tiếp tiếng Việt và học tập tốt hơn.
Chuyện dạy học ở Ia Kha

Chuyện dạy học ở Ia Kha

(GLO)- Năm học 1981-1982, tôi được chuyển từ xã B14 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai ngày nay) về Trường Phổ thông cơ sở thị trấn huyện Chư Păh (nay là thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Khác với hệ thống giáo dục bây giờ, ngày ấy, nhà trường kiêm luôn cả 3 cấp học: mầm non, cấp I và cấp II. Toàn trường có gần 20 cán bộ, giáo viên.
Về làng với học sinh

Về làng với học sinh

(GLO)- Tôi dạy học ở địa bàn còn nhiều khó khăn nên nhiệm vụ duy trì sĩ số học sinh được đặt lên hàng đầu. Học sinh nghỉ học 1-2 buổi không phép là giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện cho phụ huynh hoặc hỏi bạn ở gần nhà để biết lý do. Nếu muốn nắm tường tận, cụ thể hơn thì dành thời gian đến nhà học sinh.
Ứng phó với căng thẳng tâm lý

Ứng phó với căng thẳng tâm lý

(GLO)- Những sự việc đau lòng liên quan đến học đường như: bạo lực, trầm cảm, trẻ vị thành niên mang thai... đã để lại hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương cả về thể chất và tinh thần của học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các em chưa có kỹ năng ứng phó với căng thẳng tâm lý.