Bình Định: Tưng bừng lễ hội đua thuyền truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến hẹn lại lên, chiều 29-1 (mùng 2 Tết Âm lịch) hàng ngàn dòng người khách thập phương đổ về thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định-quê hương của ông vua thơ tình Xuân Diệu-để chờ được xem và tham dự cổ vũ cho lễ hội đua thuyền truyền thống trên dòng sông Gò Bồi thơ mộng.

Du khách về xem đua thuyền.
Du khách về xem đua thuyền.

Đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm của người dân ở 4 xã ven đầm Thị Nại: Phước Sơn, Phước Thuận, Phước Thắng và Phước Hòa của huyện Tuy Phước vào dịp Tết. Người dân nơi đây đua thuyền không phải nhằm phân biệt thắng thua mà nhằm đem lại niềm vui, xóa đi bao nỗi nhọc nhằn của một năm lao động vất vả thể hiện sức mạnh của những ngư dân vùng sông nước. Đồng thời, cầu ước một năm mưa thuận gió hòa, mọi người được bình an, no đủ.
 

Nội dung đua thuyển tập thể nam.
Nội dung đua thuyển tập thể nam.

Có mặt tại ngã tư Gò Bồi, chiều 29-1, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là cột cổng chào được trang trí lộng lẫy với đủ màu sắc cùng hàng cờ phướm tung bay dọc 2 bên đường và bờ sông trong cái nắng mát dịu của ngày đầu năm mới. Còn dưới dòng sông xanh, những chiếc sõng câu, thuyền lớn những vật dụng dùng để mưu sinh hàng ngày của bà con ngư dân nay đã được trang trí sặc sỡ với nhiều hình tượng, như: Thần tài, thổ địa và rồng...  làm rực rỡ cả khúc sông.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp BTC đưa nội dung đua thuyền tập thể nữ vào thi đấu. Ngoài ra, trước thời gian diễn ra đua thuyền, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện còn tổ chức biểu diễn văn nghệ trên thuyền càng tạo thêm sự sôi động và hấp dẫn cho lễ hội.

 

Nội dung đua thuyển tập thể nữ.
Nội dung đua thuyển tập thể nữ.

Lễ hội đua thuyền lần này quy tụ hơn 100 vận động viên đến từ các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng về tham gia ở các môn: sõng câu bơi dầm, sõng câu chống sào, đua thuyền tập thể đối với nam và đua thuyền tập thể nữ giữa 2 thôn Kim Đông và Tân Giản ở xã Phước Hòa.

Để chuẩn bị cho lễ hội đua thuyền, các địa phương đã tổ chức tuyển chọn, tập luyện từ nhiều ngày trước nên các đội đã tạo nên những cuộc so tài gây cấn và sôi nổi.

 

Sau gần 2 giờ tranh tài sôi nổi, kết quả BTC đã trao  giải nhất nhất môn sõng câu chống sào cho VĐV Châu Vĩnh Bình và giải nhất môn sõng câu bơi dầm thuộc về VĐV Nguyễn Tấn Tài (đều ở xã Phước Hòa) và nội dung đua thuyền tập thể nữ thể nữ cho đội thôn Kim Đông, xã Phước Hòa. Riêng ở nội dung thi đấu đua thuyền tập thể nam, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan diễn ra trong quá trình tranh tài giữa 2 đội nên BTC đã tiền hành họp và công bố kết quả không có đội đạt giải nhất mà 2 đội xã Phước Sơn và Phước Hòa lọt vào vòng chung kết đều đạt giải nhì.

Xuân Vinh

Có thể bạn quan tâm

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn

Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025 sẽ được tổ chức với quy mô lớn, với nhiều hoạt động hấp dẫn.