Bình Định: Cú chuyển mình của đầm Thị Nại khi chính thức phê duyệt quy hoạch 1/500

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
UBND tỉnh Bình Định đã chính thức phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu phía Đông đầm Thị Nại, hướng đến mục tiêu đưa khu vực này trở thành Khu đô thị nghỉ dưỡng sinh thái số 1 Việt Nam
Quy hoạch đầm Thị Nại như thế nào?
UBND tỉnh Bình Định vừa chính thức ban hành Quyết định số 4163/QĐ-UBND (ngày 13/10/2021) về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu vực phía Đông đầm Thị Nại. Tổng diện tích được phê duyệt khoảng 3.993.000 m2. 
Mục tiêu quy hoạch lần này là nhằm cụ thể hóa đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Khu vực phía Đông đầm Thị Nại trước đó, quy hoạch khu đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái kết hợp công viên rừng ngập mặn trên cơ sở khai thác giá trị cảnh quan tự nhiên đặc thù khu vực phía Đông đầm Thị Nại. 
Phạm vi ranh giới của quy hoạch thuộc thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước với phía Tây giáp Đầm Thị Nại, phía Đông giáp Khu tái định cư Nhơn Phước. Cụ thể, quy hoạch sử dụng đất được chia làm 03 khu vực chính như sau:
- Thứ nhất: Khu dịch vụ du lịch sinh thái đầm Thị Nại thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Diện tích 1.222.852m2, và được chia thành 02 Khu du lịch.
- Thứ hai: Khu đô thị phía Đông đầm Thị Nại thuộc xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn và xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Diện tích khoảng 1.352.775m2, chia thành 05 Khu đô thị và 01 Khu dịch vụ, bến tàu du lịch.
- Thứ ba: Khu dịch vụ du lịch, công viên sinh thái ngập mặn phía Nam Cồn Chim thuộc xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Diện tích khoảng 1.086.946m2, chia thành 02 Khu du lịch, công viên sinh thái.

Hình ảnh Quy hoạch 1/500 Khu vực phía Đông đầm Thị Nại. Ảnh: CT
Hình ảnh Quy hoạch 1/500 Khu vực phía Đông đầm Thị Nại. Ảnh: CT
Được biết, đơn vị tư vấn đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực phía Đông đầm Thị Nại chính là Liên danh Công ty DE-SO Asia và Viện Quy hoạch - Kiến trúc Đô thị (UAI). 
Toàn bộ kinh phí quy hoạch của đồ án được tài trợ bởi Tập đoàn Greenhill Village – AIQ Corporation, là đơn vị số 1 Việt Nam về quy hoạch, có tầm nhìn phát triển dự án vượt trội. Hiện tại tập đoàn này đang là chủ đầu tư của nhiều Dự án nghỉ dưỡng 5 sao đẳng cấp quốc tế và các Khu đô thị tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Tập đoàn Greenhill Village – AIQ Corporation với mong muốn được góp phần cùng các cấp, sở, ban, ngành của tỉnh Bình Định đưa Bình Định trở thành thiên đường nghỉ dưỡng cùng các Khu đô thị sinh thái đáng sống hàng đầu tại Việt Nam.  
Khát vọng "thay áo mới" cho đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại là đầm nước mặn lớn nhất tỉnh Bình Định, thuộc địa phận thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát. Đầm Thị Nại có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng ở nơi hẹp nhất khoảng 500 m và nơi rộng nhất khoảng 5.000 m, tổng diện tích mặt nước hơn 5.000 ha, là đầm lớn thứ hai trong các đầm phá ở Việt Nam.
Với việc UBND tỉnh Bình Định phê duyệt quy hoạch 1/500, đầm Thị Nại sẽ tiếp tục giữ vững vị trí một trong những hệ thống đầm phá lớn lớn nhất nhì Việt Nam nhưng theo hướng phát triển thành đại đô thị nghỉ dưỡng sinh thái độc đáo với cảnh quan sông nước hoang sơ. 

Khu vực đầm Thị Nại nằm sát thành phố du lịch Quy Nhơn. Ảnh: Dũng Nhân
Khu vực đầm Thị Nại nằm sát thành phố du lịch Quy Nhơn. Ảnh: Dũng Nhân
Điểm khác biệt lớn nhất của Khu đô thị phía Đông đầm Thị Nại có quy mô diện tích khoảng 1.352.775m2 với mặt tiền hướng ra đầm Thị Nại và Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ có 5 phân khu riêng biệt, có bến du thuyền, khu dịch vụ kết nối những tuyến đường khám phá đầy đam mê và cảm xúc.
Không gian xây dựng phát triển về phía đầm bằng cách liên kết đường biên các ao đìa, nuôi trồng thủy sản hiện hữu. Cấu trúc theo hướng không gian mở, bố trí dải quảng trường và công viên công cộng phía mặt nước của đầm, gắn với rừng ngập mặn.
Đại diện Công ty DE-SO Asia cùng Tập đoàn tài trợ quy hoạch Greenhill Village – AIQ Corporation, Ông Olivier SOUQUET cho biết: "Mục tiêu của dự án là kiểm soát quá trình đô thị hóa khai thác khoáng sản trên dải đất giữa khu vực rừng ngập mặn và đô thị hóa mở rộng trên bán đảo. Mục đích là để gia tăng công việc nuôi cá và nuôi trồng thủy sản ở các vùng nước lợ của các đảo đầm phá. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái được tổ chức trên bờ bán đảo với sự phát triển của các không gian công cộng chất lượng, chú trọng đến vấn đề ngập lụt của khu vực. Dự án sinh thái kết hợp; bảo tồn nông nghiệp các khu vực rừng ngập mặn và du lịch sinh thái một cách có trách nhiệm".  
Theo Tuấn Nam (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.