Biệt thự của Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn: 'Vợ vay mượn'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo ông Thiệu, việc xây dựng căn biệt thự này là do vợ, anh chị em và bố mẹ ông đứng ra vay mượn để làm nên ông không nắm chi phí.
Xung quanh những xôn xao về căn biệt thự xa hoa nhà Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn, ngày 31/8, trao đổi với báo Đất Việt, lãnh đạo Sở xây dựng tỉnh Lạng Sơn cho biết, việc nhà dân xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban huyện.
"Nhà dân xây dựng thì không phải xin phép phía Sở Xây dựng, kể cả biệt thự cũng vậy vì Sở chỉ quản lý công trình cấp 2, những công trình to khoảng 20 tầng, không tính trên diện tích đất mà tính theo quy mô và cấp công trình.
Công trình cấp 2 phải cấp phép xây dựng thì Sở mới quản lý. Bởi vậy, tôi không biết căn nhà của anh Thiệu (ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn- PV)", lãnh đạo Sở Xây dựng nói.
Căn biệt thự của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu tại Khu đô thị Phú Lộc 4. Ảnh: Bảo vệ pháp luật
Căn biệt thự của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu tại Khu đô thị Phú Lộc 4. Ảnh: Bảo vệ pháp luật
Về việc này, cùng ngày, ông Thiệu cho biết, ông đã báo cáo tổ chức rất rõ về việc xây dựng căn biệt thự tại Khu đô thị Phú Lộc 4, phường Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn.
"Tôi là đối tượng thuộc Ban thường vụ quản lý nên toàn bộ hồ sơ liên quan đến căn nhà này tôi đã báo cáo đầy đủ, còn tôi nói ra thì dư luận lại bảo là không trung thực", ông Thiệu nói.
Trong khi đó, trả lời trên tờ Bảo vệ pháp luật, ông Thiệu cho biết, căn biệt thự được gia đình ông xây và hoàn thiện cuối năm 2017, đầu năm 2018 thì gia đình chuyển đến sinh sống.
Phần đất của căn biệt thự trên là gia đình ông Thiệu nhận chuyển nhượng lại của người chị gái đang ở bên Đức với giá tiền là 3 tỷ đồng, tuy nhiên số tiền này gia đình ông được chị gái cho nợ lại, vẫn viết giấy nợ.
Căn biệt thự của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu tại Khu đô thị Phú Lộc 4. Ảnh: Bảo vệ pháp luật
Căn biệt thự của gia đình ông Hồ Tiến Thiệu tại Khu đô thị Phú Lộc 4. Ảnh: Bảo vệ pháp luật
Nói về việc căn biệt thự đã được kê khai tài sản theo quy định hay chưa, ông Thiệu cho biết, căn nhà trên ông chưa kê khai tài sản.
"Bởi đợt kê khai tài sản năm 2017 thì gia đình tôi chưa có căn nhà trên, đầu năm 2018 gia đình tôi mới chuyển tới ở nên chưa kê khai, vì đợt kê khai tài sản năm 2018 thì chưa tới", ông Thiệu nói.
Thu Hoài (Đất Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.