Biên cương hữu nghị: Bát cơm sẻ nửa, ngọt bùi chia đôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hiếm có tuyến biên giới nào mà lực lượng vũ trang của 2 nước luôn gắn bó nghĩa tình như tuyến biên giới Việt - Lào. Tại khu vực biên giới cửa khẩu A Đớt (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế), lực lượng biên phòng 2 nước luôn gắn kết nghĩa tình, đúng nghĩa 'bát cơm sẻ nửa, ngọt bùi chia đôi'.

CHIA NHAU TỪNG BÁT GẠO

Tháng ba, khi những cánh hoa rừng mùa xuân giữa đại ngàn Trường Sơn đua nhau khoe sắc cũng là tháng cả nước hướng về biên cương. Chúng tôi có mặt tại khu vực biên giới Việt - Lào trên dãy Trường Sơn ngày 21.3, đúng dịp Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt (Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên - Huế) phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế và Siêu thị Co.opMart Huế tổ chức chương trình "Tháng 3 biên giới, biên cương Tổ quốc tôi". Đây là dịp các đơn vị phối hợp tặng quà cho người dân bản Ka Lôi (H.Ka Lùm, tỉnh Sê Kông, Lào) và 2 đơn vị vũ trang của nước bạn là Đồn công an Tà Vàng và Đại đội bảo vệ biên giới 531 (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Sê Kông).

Lực lượng biên phòng VN và bảo vệ biên giới Lào bắt tay tại cột mốc đại 666 tại cửa khẩu A Đớt (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) - Tà Vàng (H.Ka Lùm, Sê Kông, Lào)

Lực lượng biên phòng VN và bảo vệ biên giới Lào bắt tay tại cột mốc đại 666 tại cửa khẩu A Đớt (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) - Tà Vàng (H.Ka Lùm, Sê Kông, Lào)

Buổi tặng quà diễn ra trong không khí ấm áp tình nghĩa giữa các lực lượng vũ trang 2 nước tại cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng. Sau khi thực hiện nghi thức ngoại giao, đoàn đã thăm hỏi, động viên và trao tặng 200 kg gạo, 60 kg muối, nước mắm, nước uống đóng chai cho Đại đội bảo vệ biên giới 531 và Đồn công an Tà Vàng.

Trung tá Nguyễn Quang Mạnh, Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt, chia sẻ: "Mỗi lần có đoàn nào lên tặng quà cho vùng biên giới là chúng tôi đều san sẻ với nhân dân và lực lượng vũ trang của bạn. Bên đó điều kiện đi lại từ đơn vị đóng quân về trung tâm huyện rất xa, nên việc cung cấp nhu yếu phẩm rất khó khăn. Với các đợt tặng quà, trước đó Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt đã cử cán bộ, chiến sĩ sang đơn vị bạn liên hệ, trao đổi, thống nhất chương trình, thời gian, địa điểm trao - nhận quà, sau đó trở về mới tổ chức triển khai".

Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, Siêu thị Co.opMart Huế tặng quà nhân dân bản Ka Lôi (H.Ka Lùm, tỉnh Sê Kông) và Đồn công an Tà Vàng, Đại đội bảo vệ biên giới 531 (Lào)

Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt phối hợp Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, Siêu thị Co.opMart Huế tặng quà nhân dân bản Ka Lôi (H.Ka Lùm, tỉnh Sê Kông) và Đồn công an Tà Vàng, Đại đội bảo vệ biên giới 531 (Lào)

Không chỉ san sẻ những phần quà nhu yếu phẩm, năm 2022, BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thực hiện dự án nghĩa tình, xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh cho Đại đội bảo vệ biên giới 531 của Lào, trị giá 2 tỉ đồng. "Dự án do Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế đầu tư. Nhưng để xây dựng được công trình đó, cán bộ, chiến sĩ của Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt đã ròng rã hàng tháng trời cõng từng bao xi măng, hàng tạ thiết bị sang phía bạn", thiếu tá Võ Xuân Minh, Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt, cho biết thêm.

ẤM ÁP CÁC ĐỢT TUẦN TRA CHUNG

Hằng tháng, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt và Đại đội bảo vệ biên giới 531 của Lào tổ chức tuần tra bảo vệ biên giới chung. Hoạt động này được thực hiện theo đúng quy trình tác nghiệp của 2 nước và luôn phối hợp nhịp nhàng, ấm áp tình đồng chí.

Trung tá Lê Văn Tiến, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt, cho biết thực hiện Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới đất liền và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa VN và Lào (ký ngày 16.3.2016), hằng tháng lực lượng biên phòng VN và lực lượng bảo vệ biên giới Lào tuần tra song phương. Đoạn biên giới Việt - Lào do Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt quản lý có tổng chiều dài hơn 20,5 km với 10 mốc giới, trong đó có 1 mốc đại (cột mốc 666) và 2 mốc trung, 7 mốc tiểu. Chuyến tuần tra song phương và đơn phương tại hệ thống mốc quốc giới mà hai bên được phân công quản lý, bảo vệ nhằm kiểm tra tính ổn định của hệ thống mốc giới, phát hiện và kịp thời xử lý các hoạt động vi phạm hiệp định và quy chế bảo vệ biên giới, nếu có. Với các trường hợp vi phạm, người vi phạm là công dân của nước nào thì sẽ giao cho nước đó xử lý. Quá trình tuần tra, hai bên cũng có trách nhiệm phát quang, vệ sinh, sơn sửa, bảo quản nguyên vẹn, ổn định hệ thống mốc giới.

Lực lượng biên phòng VN và bảo vệ biên giới Lào thực hiện nghi thức ngoại giao tại mốc đại 666 cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng trong chuyến tuần tra chung

Lực lượng biên phòng VN và bảo vệ biên giới Lào thực hiện nghi thức ngoại giao tại mốc đại 666 cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng trong chuyến tuần tra chung

"Hoạt động tuần tra song phương được thực hiện theo quy trình và nguyên tắc bên nào chủ trì thì bên đó xây dựng kế hoạch. Sau khi lập kế hoạch, đơn vị chủ trì gửi thư mời trao đổi với đơn vị phía bạn để thống nhất thời gian, địa điểm và lực lượng tham gia. Sau khi tuần tra xong, hai bên có một cuộc họp chung để thống nhất kết quả tuần tra, ký biên bản và hoàn chỉnh hồ sơ lưu trữ, báo cáo cấp trên... Quy trình là như vậy, nhưng các đợt tuần tra cũng là dịp để lực lượng biên phòng và bảo vệ biên giới 2 nước gặp gỡ, trò chuyện, chia sẻ tình cảm, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ", trung tá Lê Văn Tiến nói.

Đại úy Sivon Phom My, Chính trị viên Đại đội bảo vệ biên giới 531, cho biết thời gian qua Đại đội bảo vệ biên giới 531 và Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt đã phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới. Mỗi tháng, hai đơn vị ngoài kế hoạch tuần tra chung còn quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. "Mối quan hệ giữa lực lượng vũ trang hai nước luôn chan hòa tình nghĩa anh em. Chúng tôi sẽ luôn trân trọng, gìn giữ tình cảm quý báu đó để cùng nhau bảo vệ vững chắc an ninh biên giới chung hòa bình, hữu nghị", đại úy Sivon Phom My khẳng định. (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…