Biên cương hữu nghị: Chăm lo đời sống người dân biên giới Lào

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cùng với những chương trình nghĩa tình giúp đỡ các đơn vị bạn, lực lượng biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế còn chăm lo đời sống, phát triển kinh tế giúp người dân biên giới của Lào ổn định cuộc sống để cùng gìn giữ biên giới hòa bình.

Nhường cơm từ "hũ gạo chiến sĩ"

Mô hình "hũ gạo chiến sĩ" ra đời từ Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của T.Ư Đảng ngày 25.11.1945, trong bối cảnh đất nước khó khăn khi mới giành chính quyền từ tay thực dân Pháp. Phong trào tiết kiệm này do chính Bác Hồ phát động, nhằm củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân… Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và tiếp tục sau này, hũ gạo tiết kiệm vẫn được cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân nhiều vùng trong nước duy trì như một giá trị nhân văn, giúp đỡ các trường hợp khó khăn.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt hướng dẫn người dân bản Ka Lôi (H.Ka Lùm, Lào) trồng dứa...

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt hướng dẫn người dân bản Ka Lôi (H.Ka Lùm, Lào) trồng dứa...

... và xây dựng nhà cho họ

... và xây dựng nhà cho họ

Tại Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt, hũ gạo chiến sĩ được cán bộ, chiến sĩ duy trì tiết kiệm để chăm lo, hỗ trợ cho 2 hộ đồng bào khó khăn và 6 học sinh trong chương trình "Nâng bước em đến trường".

Trung tá Nguyễn Quang Mạnh, Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt (Bộ đội biên phòng Thừa Thiên-Huế), cho biết hằng ngày các chiến sĩ anh nuôi trích lại một phần gạo trong suất ăn của cán bộ, chiến sĩ để hỗ trợ các trường hợp đặc biệt này.

Khi chúng tôi có mặt tại Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt, cũng là lúc các cán bộ, chiến sĩ đang chuẩn bị quà cho em Thào A Điếc ở bản Ka Lôi (Lào), học sinh lớp 8 Trường THCS H.Ka Lùm. Thào A Điếc sẽ tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần để sang nhận quà. Thào A Điếc cùng với 5 học sinh khác tại các xã biên giới A Lưới được cán bộ, chiến sĩ biên phòng hỗ trợ mỗi tháng 500.000 đồng/em. "Phong trào này sẽ được duy trì cho đến khi nào các em trưởng thành", thiếu tá Võ Xuân Minh, Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt, cho biết thêm.

Không chỉ hỗ trợ nâng bước học sinh đến trường, các cán bộ, chiến sĩ trẻ còn phối hợp với Đoàn thanh niên 3 xã trên địa bàn là Lâm Đớt, Đông Sơn, Hương Phong và Đồn biên phòng Tà Vàng, Đại đội bảo vệ biên giới 531 (Lào) tổ chức các chương trình chào cờ tại cột mốc 666. Lực lượng trẻ của 2 nước luôn có mặt trong các chương trình tổng dọn vệ sinh khu vực cửa khẩu, tuyên truyền bảo vệ đường biên, cột mốc cho người dân vùng biên, Ngày chủ nhật xanh, Ngày về thôn bản, Thứ bảy tình nguyện… Rất nhiều em nhỏ được tặng quà, cắt tóc miễn phí sau những ngày cuối tuần sôi động như thế.

Gùi xi măng, cõng tôn làm nhà cho người dân Lào

Ở vùng biên giới bên kia nước bạn Lào thuộc khu vực cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng, có bản Ka Lôi với 120 hộ, 563 nhân khẩu người Lào. Bản Ka Lôi vốn có nhiều quan hệ huyết thống với đồng bào dân tộc tại huyện miền núi A Lưới, nên lâu nay có nhiều gắn bó. Do điều kiện đi lại khó khăn, từ các bản về trung tâm H.Kà Lùm (Lào) chưa có đường ô tô, nên hầu hết mọi sinh hoạt từ khám chữa bệnh, mua sắm... đều phải qua A Lưới. Để giúp người dân bản Ka Lôi ổn định cuộc sống, từ năm 2009, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế khởi động chương trình hỗ trợ xây dựng 42 căn nhà đầu tiên.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh cho Đại đội bảo vệ biên giới 531 của nước bạn Lào

Cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh cho Đại đội bảo vệ biên giới 531 của nước bạn Lào

Trung tá Nguyễn Quang Mạnh, Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt, cho hay đây là chương trình do thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (thời điểm đó đang làm Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế) trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Với tinh thần giúp đỡ bạn cũng chính là giúp đỡ mình để bảo vệ biên giới hòa bình, thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã chỉ đạo thực hiện chương trình. Sau này, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế tiếp tục thực hiện và giao cho Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt đảm trách.

Ảnh: Bùi Ngọc Long

Ảnh: Bùi Ngọc Long

"Đến nay, chúng tôi đã xây dựng gần 100 căn nhà cho các hộ dân bản Ka Lôi. Để xây được một ngôi nhà cho người dân bản Ka Lôi, ngoài những vật tư của người dân khai thác tại chỗ, cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt đã gùi xi măng, cõng từng tấm tôn sang nước bạn hàng tháng trời để cùng ăn, cùng ở và hỗ trợ xây nhà", thiếu tá Võ Xuân Minh, Chính trị viên phó Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt, nhớ lại.

Trong các đợt thiên tai, nếu có yêu cầu hỗ trợ từ phía bạn, lực lượng biên phòng cửa khẩu A Đớt lại vào cuộc kêu gọi, vận động để hỗ trợ khẩn cấp lương thực, thực phẩm cho người dân bản Ka Lôi. Các chiến sĩ biên phòng cửa khẩu A Đớt còn sang bên ấy để giúp người dân tăng gia sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô, lúa và trao tặng bò, dê giống…

Ông Thảo Diên, Phó trưởng bản Ka Lôi (Lào), cho biết người dân bản Ka Lôi nếu không được cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt và các ngành, các cấp của VN hỗ trợ thì sẽ rất khó khăn. Từ căn nhà, cây trồng, vật nuôi… đều được phía VN giúp đỡ. Đau ốm, bệnh tật gì cũng sang VN điều trị. Đời sống người dân bản Ka Lôi ổn định là một "lát cắt" về đường biên hữu nghị, để ngày thêm gắn bó tình cảm, chung tay bảo vệ biên giới hòa bình, tô bồi truyền thống nghĩa tình người dân 2 nước Việt - Lào. (còn tiếp)

Có thể bạn quan tâm

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Người mở cánh cửa hy vọng cho bệnh nhi ung thư

Trong suốt câu chuyện, bác sĩ Bùi Ngọc Lan luôn nhắc, để có được những thành tựu trong việc chữa trị cho bệnh nhi ung thư là nhờ có teamwork (nhóm làm việc) mạnh, với nhiều bác sĩ giỏi từ các chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, ung thư, ngoại khoa, di truyền, giải phẫu bệnh...