Bia cỏ và món nợ của ông Nguyễn Đức Chung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Tôi đã thống kê, hơn 180 quán bia vỉa hè thì có trên 150 quán bia có công an đứng đằng sau. Hay có Bí thư quận, Chủ tịch quận ngồi đây dám cam đoan với tôi là các điểm trông giữ xe dưới phường không có người nhà không?!”

Ông Nguyễn Đức Chung, Anh hùng lực lượng vũ trang, đang được đề xuất tặng huân chương chống COVID-19.
Ông Nguyễn Đức Chung, Anh hùng lực lượng vũ trang, đang được đề xuất tặng huân chương chống COVID-19.



Ngoặc kép là phát ngôn “gây bão” của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung ngày 4.3.2017.

“Gây bão”, vì phát ngôn quá thẳng, quá thật. Vì không một chữ “lợi ích nhóm”, không nói chuyện “chống lưng” nào nhưng trúng và đúng luôn vào bản chất của câu chuyện lấn chiếm vỉa hè- một vấn nạn mà dù có tới 30 các thể loại chiến dịch từ năm 2000 đến thời điểm đó, nhưng rồi đâu cũng lại vào đó.

Hôm ấy, Hà Nội tổ chức hội nghị về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị với đầy đủ văn võ bá quan quận huyện phường xã... nhưng không ai trả lời câu hỏi của ông Chung cả.

Và chính Chủ tịch Chung tự trả lời: “Tôi xin nói các đồng chí có cả”.

“Các đồng chí phải quán triệt, về bảo người nhà thôi thì sẽ đỡ đi rất nhiều rồi. Còn nếu lần này không làm, tôi sẽ chỉ rõ, chỗ nào Bí thư quận nào, chỗ nào Chủ tịch, chỗ nào Trưởng phường, kể cả lãnh đạo sở cũng có!

Đối với việc đòi lại vỉa hè cho dân, Chủ tịch Chung nói: Chúng ta làm cương quyết, bền vững nhưng không ồn ào. Các đồng chí cứ ồn ào, ra quân, không khéo xuống lại làm ùn tắc thêm đường

Thế rồi Hà Nội ra quân

Thế rồi đâu lại vào đó.

Tháng 11 năm đó, báo Lao động ghi nhận sau những trống rong cờ mở, vỉa hè khắp nơi bị lấn chiếm giống như thể ra quân chỉ để...làm báo cáo.

Ngay đây thôi, báo Hà Nội Mới cũng liên tục có những phản ánh về chuyện vỉa hè bị lấn chiếm khắp nơi.

Và lời tuyên chiến của Chủ tịch Chung, và 150/180 quán bia được chống lưng, và lợi ích nhóm vỉa hè cũng như sự thảm hại của chiến dịch đòi vỉa hè cho dân giờ đây chỉ được nhắc lại khi... “có chuyện” thực sự đã trở thành di sản thừa kế không ai muốn nhận cả.

Người ta không thể chống lợi ích nhóm bằng cách nói xong bỏ đó, hoặc tệ hơn, thay nhóm này bằng một nhóm khác.

Hôm nay, tràn ngập khắp nơi là những chuyện cũ: Cắt cỏ đại lộ Thăng Long hết 53 tỉ đồng, trồng 1 triệu cây xanh, cho đến chuyện nhập xe quét rác và tất nhiên, cả việc làm sạch sông Tô Lịch bằng hoá chất nhập độc quyền.

Cái gì làm được cho dân, dân đều biết cả. Cái gì là món nợ thì vẫn là món nợ. Cũng như cái gì sai thì phải chịu trách nhiệm. Đó là lẽ công bằng

Chỉ mong những câu chuyện đại loại quán bia không trở thành bia miệng vì những gì phía sau.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bia-co-va-mon-no-cua-ong-nguyen-duc-chung-827207.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).

Bước then chốt về sáp nhập

Bước then chốt về sáp nhập

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sau giai đoạn tăng tốc vừa qua, hiện đứng trước bước quyết định: Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.