Bí quyết làm giàu: Nuôi chồn hương và chim công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với niềm đam mê con vật lạ, một người đàn ông ở Quảng Nam đã thành công với mô hình nuôi chồn hương và chim công kết hợp, thu về hơn 200 triệu đồng/năm.

Chúng tôi tìm đến trang trại của ông Trần Văn Giang (46 tuổi, thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam), khi ông đang tỉ mỉ chăm sóc cho những chú chồn hương, chim công trong trang trại khép kín rộng 60 m2 của gia đình. Ông Giang kể, tình cờ xem ti vi thấy một hộ dân ở Nghệ An nuôi chồn hương mang lại kinh tế cao thì rất mê và muốn nuôi thử loài vật này.

 

Ông Giang trong trang trại gia đình.
Ông Giang trong trang trại gia đình.

Năm 2014, ông đích thân ra Nghệ An mua 5 cặp chồn hương giống với giá 40 triệu đồng về nuôi thử nghiệm. “Do suy nghĩ chỉ nuôi chơi để thỏa mãn niềm đam mê nên tôi không chú tâm vào chăm sóc khiến chồn chết mất 3 con, chưa kể một số con trốn khỏi chuồng trại. Sau những tổn thất đó, tôi tập trung nghiên cứu cách thức nuôi và nhân rộng số lượng lên”, ông Giang nhớ lại. Sau thành công với mô hình nuôi chồn hương, năm 2016 ông lại tiếp tục khăn gói ra Hà Nội mua về 3 cặp chim công giống với giá 12 triệu đồng. Dù đã nắm vững cách chăm sóc, chuồng trại cũng được xây dựng một cách kín đáo nhưng được một thời gian đàn chim công bị trộm mất 1 cặp. “Nuôi chồn hương và chim công không khó, chỉ cần cho ăn đúng bữa và thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, tránh để phát sinh các vi khuẩn gây bệnh”, ông Giang chia sẻ.

Theo ông Giang, chồn hương hay mắc bệnh cầu trùng nên phải chích thuốc thường xuyên cho chúng. Cần hạn chế cho chồn ăn thức ăn còn sống, nếu ăn những loại thức ăn này chồn sẽ bị đau bụng và chết rất nhanh. Để tránh tình trạng chồn mẹ cắn chết chồn con thì cần hạn chế người lạ tiếp xúc chúng. “Chồn hương một ngày chỉ ăn một lần, thức ăn chính là cháo. Chi phí cho mỗi bữa ăn chỉ khoảng 2.000 đồng/con. Còn đối với loài chim công, thức ăn giống như thức ăn của gà, đôi lúc có ăn thêm rau, cỏ”, ông Giang nói thêm.

Nhờ nắm vững kỹ thuật nuôi, từ 10 con chồn giống ban đầu, sau gần 3 năm nuôi đến nay trang trại của ông có gần 50 con. Mỗi năm, 1 con chồn cái có thể sinh sản được 2 - 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 con. Sau hơn một năm nuôi, chồn hương đạt trọng lượng 3 - 4 kg/con, xuất bán ra thị trường với giá 1,5 triệu đồng/kg; trừ chi phí, ông lãi 4 triệu đồng/con. Riêng chim công hiện có 4 chim bố mẹ đang sinh sản. Loài công chỉ sinh sản từ tháng 2 - 7, mỗi mùa 1 cặp công sẽ cho khoảng 50 trứng. “Trứng chim công tôi đều cho ấp bằng máy nên tỷ lệ chim con nở ra khá cao, đạt hơn 80%. Một con chim công trưởng thành nuôi trong vòng 15 - 20 tháng có thể bán hơn 10 triệu đồng. Khoảng 1 năm trở lại đây, mô hình nuôi chồn hương và chim công kết hợp đã giúp tôi thu về hơn 200 triệu đồng”, ông Giang nói.

Mạnh Cường/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Khắc tinh của đối tượng truy nã

Khắc tinh của đối tượng truy nã

(GLO)- Đại úy Phan Công Hiền-Cán bộ Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Công an tỉnh Gia Lai) là một trong những tấm gương tiêu biểu trong công tác “tầm nã”.