Bên lầu Ông Hoàng nhớ Hàn thi sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi may mắn vừa đến thăm lầu Ông Hoàng gắn liền chuyện tình của thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử và giai nhân Mộng Cầm ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chuyến thăm để lại trong tôi khá nhiều suy nghĩ và cảm xúc.

Trong bài thơ “Phan Thiết! Phan Thiết!”, thi nhân Hàn Mặc Tử có những câu: "Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết!/Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi”. Không đến vào đêm, không có mảnh trăng nào nhưng trong chiều muộn, khung cảnh lầu Ông Hoàng khiến lòng người phương xa bùi ngùi, bâng khuâng khó tả. Cảm giác bao trùm là buồn. Chiều mùa này, Bình Thuận hay có mưa làm cho bầu trời lúc nào cũng đùng đục, nằng nặng. Từng cơn gió miên man thổi, chừng như kéo mưa đến bất cứ lúc nào.

Một tiết mục múa Chăm tại tháp Po Sah Inư. Ảnh: T.S

Một tiết mục múa Chăm tại tháp Po Sah Inư. Ảnh: T.S

Lần bước lên đồi Bà Nài. Bảng biển giới thiệu tiềm năng du lịch Bình Thuận với những vịnh Vĩnh Hy, hệ thống cháp Chăm cổ kính, cảnh đẹp La Gi, Mũi Né, Mũi Kê Gà, đồi cát trắng Bình Thuận… tại điểm đến này nhưng tuyệt nhiên không có hình ảnh và nội dung gì về lầu Ông Hoàng. Thấy cũng làm lạ!

Chếch về phía tay phải, tháp Chăm Po Sah Inư cổ kính hiện ra. Một số du khách đang chăm chú theo dõi chương trình biểu diễn nghệ thuật Chăm trên khoảnh sân gạch cạnh tháp. Kết thúc điệu múa của các em thiếu nhi, một nghệ sĩ Chăm vận khăn đội đầu, trang phục dân tộc, cầm đàn tiếp tục trình bày một bản nhạc. Tiếng kèn saranai, tiếng trống paranưng, âm thanh chuỗi lục lạc hòa điệu giọng ca trầm buồn, ngân rung, nhiều chỗ đứt quãng day dứt… Hỏi thì được trả lời, bài ca tái hiện sự đau buồn, tiếc thương cho mối tình đẫm lệ của nàng công chúa Chăm xinh đẹp.

Chuyện rằng, Vua Chăm Pa có nàng công chúa xinh đẹp và hiền thục tên là Po Sah Inư. Nàng yêu say đắm Po Sahaniempar, một lãnh chúa theo đạo Hồi. Lần ấy, Po Sahaniempar phải trở về Ấn Độ một thời gian. Thế rồi, em trai của công chúa là thái tử Po Dam do ghét người ngoại đạo nên rắp tâm chia rẽ đôi uyên ương. Khi Po Sahaniempar trở lại, chẳng những chàng không thấy vợ đón mừng mà còn nghe những lời gièm pha ác ý. Nghĩ rằng mình bị ruồng bỏ, chàng xuôi về phương Nam và đem lòng yêu nàng Chargo kiều diễm. Po Sah Inư khi biết được âm mưu của em trai vội vã đi tìm chồng để nói rõ nguồn cơn, nhưng đã quá muộn. Nàng buồn bã quay về, lấy cách dạy người dân trồng lúa, dệt thổ cẩm, chăn nuôi và đánh bắt hải sản làm niềm vui và cuối cùng ra đi trong nỗi buồn thương cùng niềm đau chôn giấu.

Sau khi Po Sah Inư mất, người dân Champa đã xây đền tháp thờ, đó chính là tháp Po Sah Inư. Hàng năm, vào lễ Kate (ngày 1-7 theo lịch Chăm, cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch), người Chăm trong vùng tổ chức ăn mừng, múa hát tại tháp Po Sah Inư để tôn vinh công đức của nàng công chúa xinh đẹp, nhân hậu.

Hình như chuyện tình đẹp nào cũng buồn. Đứng trên điểm cao nhất Bà Nài, tháp canh xây cao như lò gạch sấy thuốc lá thủ công in hằn chi chít vết đạn chiến tranh, bên trong ẩm thấp rác và lá mục. Phía trước đã là vực sâu. Nhìn xuống, rồi phóng tầm mắt ra xa, cửa sông Phú Hài, bờ biển trải dài và làng chài loang tím trong chiều. Lầu Ông Hoàng tráng lệ, vàng son đâu tá? Đâu khung cảnh diễm tình, chốn hẹn hò thi nhân-giai nhân? Sự hụt hẫng dậy lên nỗi buồn miên man trong lòng người lữ thứ.

Lầu Ông Hoàng vốn là biệt thự do công tước De Montpensier xây dựng năm 1911. Ngay khi hoàn thành, với quy mô rộng lớn, tiện nghi, sang trọng, biệt thự là công trình hiện đại nhất xứ này lúc bấy giờ. Tên gọi lầu Ông Hoàng xuất phát từ sự sang trọng của công trình và công tước người Pháp. Mấy năm sau, công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một người Pháp khác tên là Prasetts. Sau này nữa, Vua Bảo Đại tiếp tục mua lại ngôi biệt thự. Trải qua 2 cuộc chiến tranh, lầu Ông Hoàng thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, không còn được ai chăm nom và dần xuống cấp, hoang phế.

Lầu Ông Hoàng xưa. Ảnh tư liệu

Lầu Ông Hoàng xưa. Ảnh tư liệu

“Bên phải và phía trước tháp canh vẫn còn dấu tích lầu Ông Hoàng”-giọng của nhà báo trẻ đưa tôi trở lại thực tại. Không nhìn lên trên, không nhìn ra xa mà tôi lần tìm ngay dưới chân mình và xung quanh. Lẫn trong lùm cây, lau sậy, lá đổ, vẫn còn đây dấu tích nhà kho, tầng hầm… trước tháp canh, bên dưới lối đi rộng sang hai bên là hệ thống công trình hoa lệ thuở nào.

Lầu Ông Hoàng gắn liền với tên tuổi thi sĩ Hàn Mặc Tử và mối tình của ông với giai nhân Mộng Cầm. Tài liệu cho biết, Hàn Mặc Tử có nhiều bài thơ nói về nơi này, nổi tiếng là bài “Phan Thiết! Phan Thiết!” với những vần thơ được cho là lạ kỳ, thống thiết: “Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng/Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang/Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết.../Ôi trời ôi! là Phan Thiết! Phan Thiết/Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi”.

Truyền rằng, Hàn Mặc Tử cũng từng để lại bút tích tại tấm bia ở lầu Ông Hoàng. Đặc biệt là chuyện Hàn Mặc Tử đi dạo với người đẹp Mộng Cầm ở đây, ngang qua một nghĩa địa gặp trời mưa, sau về mắc bệnh. Về điều này, theo Wikipedia, bà Mộng Cầm kể: Một ngày mùa hè, Hàn Mặc Tử vào Phan Thiết thăm bà và bà đã đưa ông tới lầu Ông Hoàng nhưng tiếc thay đây lại là cuộc gặp gỡ cuối cùng của 2 người. Hàn Mặc Tử sau đó quay lại Huế, rồi vào Quy Nhơn và điều trị bệnh phong ở Quy Hòa cho đến khi mất.

Người viết có một số kỷ niệm khi nhắc đến Hàn thi sĩ. Sang thời kỳ đổi mới, văn chương hiện đại Việt Nam, trong đó có phong trào thơ mới dần được “nới lỏng”. Sinh viên Văn khoa lúc này yêu thích và say mê tìm hiểu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan… dù không nhiều tài liệu. Tình yêu trong thơ mới là đề tài thảo luận sôi nổi và ưa thích của sinh viên nhiều khóa. Người viết lấy làm sung sướng vì trong một chuyên đề như thế, bên cạnh Xuân Diệu với “Đố ai định nghĩa được tình yêu/Có nghĩa gì đâu một buổi chiều/Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt/Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”, Nguyễn Bính với “Gió mưa là bệnh của giời/Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”… đã “phát hiện” mấy câu thơ độc đáo “định nghĩa” “yêu” của Hàn Mặc Tử mà lúc đó không mấy sinh viên nhắc đến. Lần này, đứng tại lầu Ông Hoàng, người viết lục tìm trí nhớ để có thể ngâm nga mấy câu thơ từng tâm đắc thuở nào với các bạn đi cùng: “Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều/Để nghe dưới đáy nước hồ reo/Để nghe tơ liễu run trong gió/Và để xem trời giải nghĩa yêu…”.

Du khách chụp hình lưu niệm trước tháp Chăm, lưu niệm tại lầu Ông Hoàng. Ảnh: Thất Sơn

Du khách chụp hình lưu niệm trước tháp Chăm, lưu niệm tại lầu Ông Hoàng. Ảnh: Thất Sơn

Yêu thích thơ mới cũng như cuộc đời, sự nghiệp Hàn Mặc Tử tài hoa, bạc mệnh, sinh viên chúng tôi khi ấy còn tự tổ chức tìm hiểu hoặc được khoa, trường mời các nhà thơ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn…, các nhà nghiên cứu nói chuyện, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích. Những bóng hồng trong cuộc đời Hàn thi sĩ, chuyện tình với Mộng Cầm hay thời gian nhà thơ lưu lại Quy Nhơn, điều trị tại Trại phong Quy Hòa rồi từ biệt cõi đời, việc sưu tầm những vần thơ Hàn thất tán khi ở Quy Hòa, tình cảm nghệ sĩ và độc giả đối với nhà thơ… Tất cả làm cho sinh viên chúng tôi thêm cảm phục và yêu mến hồn thơ đắm say, thống thiết, kỳ lạ có thể nói là “có một không hai” trong lịch sử thơ tình Việt Nam.

Kể ra như vậy để thấy cuộc đời cũng như hồn thơ Hàn Mặc Tử cuốn hút biết chừng nào. Chứng kiến lầu Ông Hoàng xác xơ, hoang phế, thật tự nhiên, người viết liên tưởng đến những nơi dấu chân Hàn thi sĩ lưu lại. Đặc biệt ở Quy Nhơn với nhà lưu niệm và nơi an táng Hàn tại Trại phong Quy Hòa, mộ thi sĩ tại danh thắng Ghềnh Ráng quanh năm sóng biển vỗ về có bãi tắm Hoàng Hậu thơ mộng, dốc Mộng Cầm gợi nhớ… Có ai đến Quy Nhơn mà không tìm tới những nơi này? Vậy nên chưa thôi hy vọng kế hoạch tỉnh Bình Thuận phục hồi lầu Ông Hoàng trước tiên để lưu niệm về một mối tình đẹp của thi nhân-giai nhân, sau đó là điểm đến du lịch. Một nơi xứng đáng khiến bước chân du khách nôn nao tìm về!

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.