Về đất võ Bình Định thăm nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phần mộ của nhà thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" Hàn Mặc Tử nằm trên đồi Thi Nhân, thuộc khu du lịch Ghềnh Ráng ở Quy Nhơn, Bình Định.

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912-1940), sinh tại làng Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình. Ông là nhà thơ nổi tiếng, người khởi xướng Trường thơ Loạn, đồng thời đi tiên phong trong dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Ông nổi tiếng với các tác phẩm trong tập thơ Gái quê, Đau thương, Mật đắng, Duyên kỳ ngộ...

Tuổi trẻ tài hoa nhưng không may, Hàn Mặc Tử mắc phải căn bệnh phong quái ác. Ông qua khi mới 28 tuổi tại trại phong Quy Hòa, TP Quy Nhơn, Bình Định.

Mộ thi nhân Hàn Mặc Tử. Ảnh: T.H

Mộ thi nhân Hàn Mặc Tử. Ảnh: T.H

Phần mộ Hàn Mặc Tử được đặt tại đồi Thi Nhân, thuộc khu di tích Ghềnh Ráng, nằm ngay trong thành phố Quy Nhơn. Ngôi mộ được xây cất trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển.

Ngày nay, nơi đây trở thành một trong những điểm đến nổi tiếng được nhiều người đến thăm viếng. Giá vé vào thăm mộ thi nhân là 10.000 đồng/người.

Đến thăm mộ Hàn Mặc Tử, du khách không thể lỡ cơ hội khám phá và tìm hiểu về Ghềnh Ráng. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía Đông Nam, Ghềnh Ráng – Tiên Sa nằm ở phường Ghềnh Ráng. Nơi này là quần thể những bãi đá liền kề nhau, tập trung theo đường cong của eo núi Xuân Vân. Nơi đây được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia vào tháng 11.1991.

Cái tên Ghềnh Ráng do ngư dân địa phương đặt theo thực tế. Nơi đây có nhiều ghềnh, khi tàu bè đi qua, thủy thủ phải làm sao để giảm gió trong buồm, giúp thuyền đi chậm lại. Động tác này được gọi là ráng. Cái tên Ghềnh Ráng từ đó mà ra.

Bãi đá đẹp với những viên đá nhiều hình thù khác nhau, ôm dọc bờ biển ở Ghềnh Ráng. Ảnh: T.H
Bãi đá đẹp với những viên đá nhiều hình thù khác nhau, ôm dọc bờ biển ở Ghềnh Ráng. Ảnh: T.H

Khu du lịch Ghềnh Ráng gắn liền với truyền thuyết về một người con gái đẹp, thùy mị nết na. Nàng có mối tình đẹp với một chàng trai trong làng. Tuy nhiên, tai họa ập đến khi một viên quan huyện mê luyến sắc đẹp của nàng, tìm mọi cách chiếm đoạt cô gái.

Để giữ trọn được lòng thủy chung với người mình yêu, nàng khóc lạy cha mẹ, từ giã chàng trai rồi chạy trốn khỏi làng đến Quy Nhơn. Tên quan huyện sai quân lính đuổi theo đến Ghềnh Ráng thì trời bỗng nổi sấm chớp, dông bão lớn. Núi đá nứt vỡ ra một khe lớn, rồi cô gái biến mất. Khi trời dừng bão, khe núi ấy lại biến thành một dòng suối uốn lượn bên sườn núi.

Về phần chàng trai, sau khi hay tin người yêu mất tích đã chạy khắp nơi tìm kiếm. Đến Ghềnh Ráng vào đêm tối, chàng thấy hình ảnh cô gái thoắt ẩn thoắt hiện, lúc ở giữa làn sóng biển, lúc thướt tha trên rừng.

Kể từ đó, không biết chàng trai đi đâu, nhưng mỗi khi chớp sáng lóe lên ở Ghềnh Ráng, người ta lại thấy cô gái trở về thăm người yêu năm xưa. Cũng bởi thế mà nơi đây còn được gọi là Ghềnh Ráng - Tiên Sa.

Ngoài phần mộ Hàn Mặc Tử, khu du lịch Ghềnh Ráng còn có một số điểm đến nổi tiếng như Nhà thờ Ghềnh Ráng, bãi tắm Hoàng Hậu, bãi Tiên Sa... Với những bãi đá tuyệt đẹp, nhiều hình thù khác nhau, nơi đây trở thành điểm check-in, tắm biển được nhiều người yêu thích khi đến Quy Nhơn.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.