Bến đò xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gió mùa thu man mác mang hơi nước từ con sông Cái tràn về làm chị Hoàng thấy dễ chịu. Nhìn về bờ bắc con sông, nơi có bãi bông lau trắng xóa như những dải tơ lụa mịn màng của trời đất ban tặng cho dòng sông này đang dập dờn, phất phơ theo làn gió chiều, chị Hoàng bồi hồi nhớ về kỷ niệm xưa, kỷ niệm của một thời con gái vẫn in đậm trong tâm khảm chị.
 

Với vóc người thon thả, cao ráo, làn da trắng mịn, khuôn mặt trái xoan, đôi mắt bồ câu, mỗi khi chị nở nụ cười thì ai cũng phải xiêu lòng. Năm chị Hoàng mới mười bảy, mười tám tuổi được cha cho đi theo đò, cứ mỗi chuyến đò ông Quang thường chỉ cho chị cách chèo, cách chống sào, bẻ lái để con thuyền lướt nhẹ trên mặt nước tránh được dòng xoáy, va đập vào đá ngầm dẫn đến lật thuyền gây nguy hiểm tính mạng cho người đi đò. Ngày qua ngày, chị Hoàng đã thành thạo từng động tác chèo đò mà cha đã dạy. Có lúc cha bận việc nhà thì chị Hoàng thay cha chèo đò đưa khách qua sông. Thấy con gái đã thành thạo với sông nước, biết điều khiển con thuyền, ông Quang đã giao hẳn việc chèo đò cho chị Hoàng từ ngày đó, cho đến bây giờ chị đã bước qua tuổi sáu mươi. Thấy chị cực khổ, các con khuyên chị hãy nghỉ chèo đò, ở nhà phụ giúp chúng làm la ghim, việc gì phải nai lưng chèo đò mà thu nhập chẳng đáng là bao. Cực nhất mỗi khi mùa mưa bão về thì không biết bao nhiêu hiểm nguy rình rập đối với chị. Bỏ ngoài tai mọi lời yêu cầu của con, chị vẫn ngày đêm miệt mài với công việc chèo đò, bất kể ngày nắng, ngày mưa hay bão lũ, chị Hoàng đều có mặt trên bến sông này.
 

 


Sáng nay, khi bình minh tỏa ánh sáng màu cam lẫn màu đỏ hồng từ từ nhô dần lên ở phía chân trời, trải rộng trên mặt sông là lúc chị Hoàng vội vã một tay xách cặp lồng cơm, chai nước sôi để nguội, một tay cầm mái chèo hăm hở ra bến đò. Chị Hoàng có mặt trên bến đò rất sớm, bởi khách của chị đủ dạng; có người đi công tác, có người đi dạy học và hàng trăm học sinh phổ thông trung học đến trường. Ngoài ra còn có các bà, các chị đi chợ bán rau, bán gà vịt và các loại hoa quả, nông sản từ hai bờ nam bắc qua lại, sự giao thương diễn ra hằng ngày làm bến đò luôn nhộn nhịp. Chưa kể vào dịp lễ, Tết, số lượng khách vãng lai đi chùa Tàu ngược xuôi tấp nập làm chị mệt nhoài. Nhiều người muốn đi đò của chị vì đường xuống bến đò không quanh co, dễ đi nên ai cũng thích. Còn bến đò của ông Tình chỉ cách đò chị chừng 300 mét thì ít khách. Có lần chị Hoàng khuyên bà con nên giãn cách đi bớt qua đò của ông Tình, lúc đầu họ còn nghe về sau họ vẫn quay lại đi đò của chị. Lắm lúc làm chị rất áy náy, khó nghĩ. Đã có lần ông Tình nghĩ chị mồi chài, tranh giành khách của ông, nên đã có lời qua tiếng lại không hay, nhưng được chị giãi bày cặn kẽ, ông Tình dần dà cũng hiểu chuyện.
 
Chị Hoàng tính tình hiền lành, nết na, chịu thương, chịu khó ấy đã làm xiêu lòng thầy Dũng một chàng trai xứ Nghệ được tăng cường vào miền Trung lo phát triển sự nghiệp giáo dục sau ngày giải phóng miền Nam. Thầy Dũng phụ trách công tác xóa nạn mù chữ cho con em hai xã bờ nam và bờ bắc con sông Cái, nên thầy qua lại bến đò này có ngày đôi ba lần, số tiền tiêu tốn của mỗi chuyến đò không ít. Thấu hiểu công việc của thầy Dũng một chàng trai xứ Nghệ trẻ trung, điềm đạm, chất phác một mình bươn chải ngày đêm dồn tâm sức cho sự nghiệp “trồng người”, giúp đỡ bà con làng quê nghèo ven sông nên chị Hoàng miễn phí tiền đi đò cho thầy Dũng. Dù vậy, thầy Dũng vẫn không chấp nhận. Có lần chị Hoàng không nhận tiền đi đò, thầy Dũng liền bơi lội qua sông một cách thản nhiên. Nhìn cảnh tượng ấy chị xót xa đến nao lòng. Sau lần đó chị Hoàng miễn cưỡng nhận tiền đò của thầy.
 
Chuyến đò cuối cùng của chị Hoàng bao giờ hoàng hôn cũng sắp lặn, nhìn mặt sông lăn tăn gợn sóng nhuộm màu vàng lấp lánh ánh bạc, xa xa từng đàn cò trắng bay lượn lờ trên dãy núi xanh thẳm tìm đường về tổ, chị Hoàng nóng lòng chống sào đứng đợi. Chị đợi thầy Dũng, người khách đi chuyến đò cuối cùng của chị. Chị biết thầy Dũng kết thúc lớp học bao giờ cũng muộn, học trò của thầy đủ mọi lứa tuổi; các cháu từ 8 tuổi đến 18 tuổi, có người đã 25, 30 tuổi. Dạy cho họ hiểu, tập cho họ viết từng con chữ là điều vô cùng khó khăn, đòi hỏi người thầy phải kiên trì, nhẫn nại, có tình yêu thương vô bờ bến đối với học trò của mình thì mới mong có ngày đơm hoa, kết trái. Thầy Dũng thấu hiểu những năm tháng chiến tranh tàn khốc, chẳng ai được học hành, giờ con chữ đối với họ là vô cùng cần thiết. Bởi nó sẽ làm thay đổi cuộc đời của họ trong tương lai. Hiểu được nỗi khao khát, mơ ước của học trò, thầy Dũng ngày đêm không quản ngại đường xa, cách trở sông nước, lo chuyên tâm vào việc dạy học và mong sao một ngày không xa chính những con người này sẽ góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
 
Những chuyến đò qua sông đã làm thầy Dũng thương trộm, nhớ thầm người con gái xứ Quảng. Còn chị Hoàng từ trong sâu thẳm của lòng mình chị đã yêu anh, một người tính tình cương trực, ngay thẳng, giàu lòng nhân ái, một chàng trai từ miền đất xa xôi sẵn lòng mang con chữ đến vùng quê nghèo của chị.
 
Chị Hoàng mừng vui khi bóng anh Dũng xuất hiện bên bờ bắc, anh vẫy tay, gọi đò bằng câu thơ dí dỏm làm chị Hoàng tràn ngập niềm vui:  “Đò ơi! Ơi đò! Cho khách qua sông, nếu chậm chút nữa thì khách vượt sông ấy đò!”. Chất giọng Nghệ An, pha lẫn sự trìu mến của anh làm chị Hoàng trào dâng niềm yêu thương mãnh liệt, chị vội vã đưa nhanh mái chèo, con thuyền rẽ sóng lao nhanh qua bờ bắc. Anh Dũng kéo thuyền vào sát bờ rồi nhẹ nhàng bước lên với câu nói ý nhị: Cảm ơn mình nhá! Chị Hoàng khẽ gật đầu và nở nụ cười hiền hậu.
 
Ba năm yêu nhau, họ đã chính thức nên duyên vợ chồng. Hôm tổ chức lễ cưới thật đơn giản, chỉ có bố mẹ anh Dũng và ba đứa em, cùng anh em cơ quan phòng giáo dục huyện nơi anh công tác. Tiệc đám cưới chỉ trà nước, bánh kẹo và những lời chúc phúc của gia đình, bà con lối xóm, bạn bè đồng nghiệp.
 
Sau khi lập gia đình, anh Dũng về nhận công tác ở huyện miền núi xa nhà chừng sáu chục cây số, công việc trường lớp cuốn hút anh, làm anh chẳng có thời giờ lo nghĩ đến công việc gia đình. Mọi chuyện lo cho con cái ăn học, ốm đau một mình chị Hoàng quán xuyến. Thương vợ, nhớ con, nhưng có khi cả tháng anh mới về thăm nhà một lần. Rồi chuyện chẳng may ập đến, hôm ấy ngày thứ bảy anh chuẩn bị về nghỉ phép năm thì trời đổ mưa như trút nước, cơn mưa mùa đông xối xả dai dẳng, làm cho các con suối sau khu vực trường học nước dâng lên, chảy cuồn cuộn ào ào như thác đổ. Bỗng anh nghe có tiếng động mạnh, tiếp đến là tiếng nổ lớn, cả quả đồi phía sau trường đổ ầm ầm xuống căn phòng anh Dũng đang ở và hai dãy phòng học lớp bốn. Anh Dũng bị bùn đất vùi lấp sâu đến một mét. Nhờ được đồng bào và anh chị em giáo viên cứu nạn kịp thời, nhưng do anh bị thương tật nửa người, phải hưởng chế độ mất sức và nghỉ dạy.
 
Với đồng lương ít ỏi cùng với số tiền chèo đò, hai vợ chồng chị Hoàng chật vật nuôi các con ăn học trưởng thành. Thương anh Dũng cả đời vất vả, giờ bệnh tật hành hạ, chị Hoàng cố bám vào con đò kiếm chút tiền lo thuốc thang cho anh, vừa để nhớ về kỷ niệm một thời chưa xa. Cũng tại bến đò này mà anh chị đã nên duyên vợ chồng. Tình nghĩa sâu nặng ấy như dòng sông trong xanh biếc, như những bông lau trắng muốt dưới ánh nắng trời chiều chói chang rực rỡ.

Truyện ngắn của ĐỨC VƯƠNG
(Dẫn nguồn baoquangngai)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Báo Gia Lai: Phụng sự và kiến tạo

Báo Gia Lai phụng sự và kiến tạo

(GLO)- Qua 78 năm xây dựng và trưởng thành (16/3/1947-16/3/2025), Báo Gia Lai xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong xu thế hiện nay, Báo Gia Lai chú trọng phát huy vai trò kiến tạo nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

Thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng và Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp: Sáng tạo, ý nghĩa

(GLO)- Độc đáo, sáng tạo, ý nghĩa là những đánh giá chung về hơn 300 bức tranh của các tác giả “nhí” gửi về tham gia cuộc thi vẽ tranh chào mừng Đại hội Đảng, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ các cấp do Hội đồng Đội thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phát động gần 1 tháng qua.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...