Bệ phóng cho vùng thượng nguồn sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Kbang được xem là một vùng địa linh nhân kiệt. Có thể nói như vậy về vùng đất hào hùng nằm ở thượng nguồn sông Ba này. Từ hơn 200 năm trước, khi ba anh em nhà Tây Sơn bắt đầu dựng nghiệp, đất và người nơi đây đã từng nuôi đội quân áo vải đợi ngày xuôi đèo An Khê làm nên nghiệp lớn. Vùng thượng nguồn luôn xanh lúa, xanh ngô và đỏ thắm lá trầu nguồn. Nghĩa quân cùng với nhân dân trong vùng tổ chức trồng lương thực trên cánh đồng Cô Hầu rồi sau đó mở rộng ra cao nguyên Kon Hà Nừng bây giờ. Kbang trở thành vùng hậu cần vững chãi cho phong trào khởi nghĩa, giúp ba anh em Tây Sơn lãnh đạo nghĩa binh đi đến thành công.
 

 Đường Đông Trường Sơn đoạn qua huyện Kbang. Ảnh: Duy Lê
Đường Đông Trường Sơn đoạn qua huyện Kbang. Ảnh: Duy Lê

Rồi đến những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, vùng thượng nguồn sông Ba lại một lần nữa khẳng định vai trò chiến lược của mình. Như dòng sông vượt qua ghềnh thác, tuy cực khổ, thiếu thốn trăm bề nhưng người dân các buôn làng bên sông quyết không chịu khuất phục, đoàn kết đứng lên chống lại kẻ thù cướp nước. Có thể nói không quá rằng, hai bên bờ sông Ba đã thấm đẫm cả một vùng di tích lịch sử: Cánh đồng Cô Hầu, làng kháng chiến Stơr, thị trấn Dân Chủ,… là những tên đất, tên người sống mãi với thời gian.

Chiến tranh ác liệt nhưng mặc cho bom đạn kẻ thù ngày đêm trút xuống vùng rừng Kon Ka Kinh, Kon Chơ Răng, chỉ tiêu 40 m3 gỗ trắc đưa ra thủ đô Hà Nội xây dựng Lăng Bác Hồ chỉ trong thời gian ngắn đã được đồng bào Sơn Lang khai thác xong và vượt lên 50 m3. Những cây gỗ quý dài 4-5 mét, được đẽo vuông 50 cm, vượt đèo, vượt suối xuyên rừng trên đường mòn Hồ Chí Minh ngược ra miền Bắc, góp phần làm nên một công trình kiến trúc trang nghiêm, độc đáo giữa thủ đô, nơi ngày ngày đón hàng vạn lượt người từ khắp mọi miền vào lăng viếng Bác.

Còn nhớ, lần đầu tôi đến huyện là vào năm 1985, khi Kbang vừa được chia tách từ huyện An Khê để thành lập huyện mới. Xe đò ngày một chuyến từ An Khê vào, đường đất bụi mù, thị trấn vỏn vẹn mấy chục nhà dân, lợp ngói, tôn và lợp cả lá tranh. Đêm ngủ lại nhà một người bạn học thời sau 1975, tôi nằm nghe rõ tiếng mang tác trong cánh rừng quanh thị trấn huyện. Anh bạn than: Đưa cả gia đình từ An Khê vào đây trong khi cơ sở huyện mới chưa có gì nên gia cảnh khó khăn lắm. Vợ anh lại chưa có việc làm, việc học của các cháu cũng chẳng biết tính sao… Như anh, đời sống của đồng bào nhiều xã trong huyện thiếu thốn trăm bề. Nhiều vùng còn chưa biết dùng sức kéo trâu bò làm đất, trồng lúa nước, chủ yếu là làm nương rẫy. Ốm đau chưa biết đến trạm y tế…

 

Trung tâm huyện Kbang. Ảnh: Đức Thụy
Trung tâm huyện Kbang. Ảnh: Đức Thụy

Sau 30 năm, đến nay huyện vùng xa Kbang đã hoàn toàn thay đổi. Bây giờ đố ai tìm được một nếp nhà tranh ở thị trấn huyện lỵ. Ngay cả “ốc đảo” Kon Pne vào loại khó khăn nhất nước, xe ô tô cũng đến nơi, có trường học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, điện, điện thoại và nhiều thứ tiện nghi khác... Hầu hết các thôn làng trong huyện đều có điện. Hàng năm huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn. Kế thừa và phát huy truyền thống sản xuất từ xưa, bên cạnh hàng chục ngàn ha cây lương thực như lúa, bắp, Kbang còn phát triển vùng mía nguyên liệu cung ứng cho Nhà máy đường An Khê, trồng cả cây cà phê, cây ăn quả cùng một số cây công nghiệp dài ngày khác. Bám rễ từ đầu, gia đình anh bạn khó khăn của tôi ngày nào giờ trở thành một “đại gia” trong huyện với các cửa hàng kinh doanh, dịch vụ cùng một trang trại rộng lớn ở ngoại vi thị trấn. Toàn huyện có đến hơn 50 doanh nghiệp lớn, chuyên kinh doanh và chế biến nông-lâm sản. Đến Kbang bây giờ nếu nghe người dân bàn chuyện làm ăn lớn xin bạn đừng giật mình: Nào là xây dựng trang trại nuôi heo rừng, nuôi cá; trồng rừng nguyên liệu, phát triển diện tích mía trồng mới, lập vườn sinh vật cảnh, làm dịch vụ du lịch… những chuyện vài chục năm trước nếu nghe cứ ngỡ như chuyện ở đâu đâu...

Chưa hết, hạnh phúc còn đến với người dân một thời hạt gạo cắn đôi cho cách mạng nơi đây khi con đường kinh tế-chiến lược Đông Trường sơn đã chạy xuyên qua địa bàn huyện với chiều dài đến 86 km, nối từ xã Hiếu (Kon Rẫy, Kon Tum) qua Sơn Lang, Sơ Pai, thị trấn, Tơ Tung (huyện Kbang) trước khi băng qua đường 19 vào địa bàn huyện Đak Pơ thông với nhiều trục đường khác trên toàn hệ thống đường bộ Tây Nguyên và cả nước. Trong chuyến ngược đường Đông Trường sơn mới đây, tôi đi từ thị trấn Kbang lên thăm khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Plông, Kon Tum), cảnh vật hai bên đường như đưa chúng tôi lạc vào một cảnh giới khác. Con đường rừng quanh co, đường đất nhiều ổ gà ngày nào giờ mặt đường rộng, thoáng, rải nhựa đẹp như đại lộ. Bất chợt tôi liên tưởng: Phải chăng đây chính là bệ phóng cho vùng thượng nguồn sông Ba cất cánh?

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.