Emagazine

E-magazine Bể bơi “giải nhiệt” mùa hè



Hồ bơi Hoàng Phát (đường Chu Mạnh Trinh, TP. Pleiku) là một trong những địa điểm có quy mô lớn nhất tại TP. Pleiku. Nơi đây có 1 bể bơi người lớn, 1 bể bơi trẻ em và 1 khu công viên nước rộng hàng ngàn mét vuông với đa dạng các trò chơi.



Theo ghi nhận của P.V, khoảng 70% lượng người đến bơi, vui chơi tại đây hầu hết là trẻ em đi cùng phụ huynh; số khác là các thanh-thiếu niên đi theo từng nhóm nhỏ. Anh Nguyễn Minh Tuấn-Chủ hồ bơi Hoàng Phát-cho hay: Đây là khoảng thời gian ngắn ngủi trong năm các hồ bơi “bội thu” để bù lại chi phí xây dựng, vận hành cả năm. Bởi thời tiết đặc thù ở Gia Lai có nhiều tháng gió lạnh, người dân thường không đi bơi. Mùa hè, khi học sinh nghỉ học, thời tiết ấm áp hơn nhưng khi gặp phải những đợt mưa kéo dài thì hồ bơi cũng vắng vẻ. Tại một số thành phố lớn, nhiều người còn lựa chọn bơi vào khung giờ buổi tối nhưng với khí hậu ở TP. Pleiku, sau khoảng 17 giờ, hầu như không còn người đi bơi. Tại hồ bơi này, mỗi lượt khách vào có giá 30 ngàn đồng cho cả trẻ em và người lớn, không giới hạn giờ vui chơi.



“Chúng tôi thường xuyên phải cử các hướng dẫn viên túc trực nhằm đảm bảo an toàn cho người bơi. Với lượng khách đông, khoảng 3-4 ngày, chúng tôi lại phải thay nước với chi phí khá lớn, từ tiền điện cho tới tiền hóa chất xử lý nước. Các năm trước cũng có một vài thời điểm cơ sở bị quá tải khi phục vụ hơn 300 khách cùng lúc. Mỗi lần như vậy, khách phải xếp hàng đợi”-anh Tuấn cho hay.



Tại hồ bơi Kiên Cường (đường Trường Sơn, TP. Pleiku), mỗi dịp cuối tuần cũng có rất đông người đến bơi. Tại đây có 2 bể bơi cho người lớn và trẻ em riêng biệt với giá vé 20 ngàn đồng/người, không giới hạn thời gian. Hồ bơi này phục vụ nhu cầu của đông đảo người dân các phường: Đống Đa, Yên Thế, Thống Nhất, xã Biển Hồ, Tân Sơn hay cả khu vực lân cận của huyện Đak Đoa, Ia Grai và Chư Păh. Anh Nguyễn Văn Cường-Chủ hồ bơi Kiên Cường-hồ hởi cho biết: “Vào cuối tuần, chúng tôi đón hơn 200 lượt khách/ngày, cao điểm nhất là vào khoảng từ 14 đến 17 giờ. Do tiết trời nắng nóng gay gắt nên chúng tôi đã đầu tư thêm mái che. Khoảng 2-3 ngày, chúng tôi tiến hành thay nước để đảm bảo vệ sinh. Tại hồ cũng duy trì 4 lớp dạy bơi, mỗi lớp có khoảng 15 học viên tập luyện hàng ngày. Dù lượng người bơi đông nhưng hiện tại vẫn chưa xảy ra tình trạng quá tải. Chúng tôi đã có phương án sắp xếp phù hợp để khách đều có không gian bơi lội, thư giãn”.



Ở vùng “chảo lửa” Krông Pa, nhiệt độ những ngày qua thường xuyên duy trì ở mức 38-40 độ C. Do đó, nhiều người cũng đã chọn bể bơi là địa điểm lý tưởng để xua tan cái nóng bức khó chịu. Anh Trần Oai Doanh-Chủ hồ bơi Minh Trí (thị trấn Phú Túc) thông tin: “Gia đình tôi là hộ đầu tiên làm hồ bơi ở thị trấn Phú Túc và có quy mô lớn nhất với 2 bể cho người lớn và trẻ em. Lượng khách đến bơi khá đông, chủ yếu vào dịp thứ bảy, chủ nhật với khoảng hơn 100 người ở cả thị trấn và các xã. Một số người trước kia bơi ở sông suối nhưng tiềm ẩn nguy hiểm nên cũng đã tìm đến bể bơi. Chúng tôi cũng phối hợp với huyện tổ chức giải bơi để đẩy mạnh phong trào, tạo ra thói quen bơi hàng ngày cho người dân, đồng thời nhận dạy bơi miễn phí cho trẻ em nghèo ở địa phương”.



Không chỉ tìm đến các hồ bơi được xây dựng kiên cố, nhiều người dân cũng “giải nhiệt” ở các hồ bạt với quy mô nhỏ hơn. Tại huyện Chư Sê hiện có 5 hồ bạt của các cơ sở tư nhân. Anh Nguyễn Mạnh Tiến-Chủ hồ bơi MT (thị trấn Chư Sê) chia sẻ: “Tôi đầu tư hồ bạt nhỏ để tạo thêm sân chơi cho trẻ em vào những ngày nắng nóng. Thường ngày có khoảng 20 lượt người, riêng thứ bảy, chủ nhật thì khoảng hơn 70 lượt người, hầu hết là trẻ em”.



Trong những ngày nắng nóng, bơi là hoạt động yêu thích của đông đảo người dân. Tuy vậy, đến bể bơi công cộng tập trung đông người trong thời gian này cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với trẻ em. Bác sĩ Hoàng Ngọc Thành-Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh-cho hay: Hầu hết các bể bơi đều phải dùng hóa chất để xử lý nước, phổ biến là Clo. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng loại hóa chất không tốt sẽ khiến chất lượng nước bị ảnh hưởng. Những ngày nắng, lượng người đổ về bể bơi càng đông thì càng dễ có nguy cơ mất vệ sinh từ mồ hôi, mỹ phẩm, nước bọt… Một số người không có thói quen tắm trước khi xuống bể bơi cũng mang theo các chất thải chứa mầm bệnh.



Không những vậy, vì nắng nóng, nhiều người háo hức được thả mình xuống làn nước mát lạnh dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt bởi chênh lệch nhiệt độ lớn giữa trên bờ và dưới nước. Anh Phạm Văn Hà-huấn luyện viên môn bơi tại TP. Pleiku-chia sẻ: “Để tránh bị sốc nhiệt, người đi bơi có thể lựa chọn những khung giờ nắng không quá gắt, đến các bể bơi có mái che hoặc trước khi xuống nước cần nghỉ ngơi, cho cơ thể làm quen dần với nhiệt độ của nước”.



Cũng theo anh Hà, người đi bơi cần dành thời gian để khởi động kỹ trước khi xuống hồ. Việc khởi động giúp cơ thể được làm nóng, giãn cơ, khớp… để khi xuống bơi sẽ không bị chuột rút. Các động tác khởi động khá cơ bản, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả như: xoay cổ tay, cánh tay, vai, cổ chân, hông, cúi gập người. “Ngoài ra, điều cốt yếu khi đi bơi là lựa chọn các bể luôn có hướng dẫn viên túc trực với các dụng cụ, phao bơi để sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp. Năm 2018, tại thị xã Ayun Pa xảy ra trường hợp học sinh lớp 2 tử vong tại hồ bơi dịch vụ rất thương tâm dù thời điểm đó nhiều người cùng bơi. Đó là bài học đắt giá cho tất cả mọi người”-anh Hà cảnh báo.



Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho biết: “Hiện nay, dịch vụ hồ bơi tại TP. Pleiku đang nở rộ, góp phần đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, nhất là phòng tránh đuối nước ở trẻ em. Để các hồ bơi đảm bảo vệ sinh, an toàn tuyệt đối, chúng tôi phối hợp với các xã, phường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở chủ hồ bơi tuân thủ các quy định. Nhất là trong những ngày nắng nóng và dịp hè sắp tới, lượng người đến hồ bơi đông, các chủ hồ cần có biện pháp hợp lý tránh tình trạng quá tải, mất an toàn”.


Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.