“Bất thường”, “bình thường” và tinh thần trách nhiệm của Quốc hội với dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Theo yêu cầu cuộc sống thì phải làm thôi”. Đó là lời giải thích ngắn gọn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi phát biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội khóa XV vào sáng 15-1.

Theo yêu cầu của cuộc sống chính là để mọi hoạt động của Quốc hội thực sự vì cuộc sống của Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước, trong đó có yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Hơn nửa khóa, Quốc hội họp 6 kỳ bình thường, nhưng số kỳ bất thường thì đã chạm con số 5. Lịch sử 78 năm của Quốc hội Việt Nam ghi nhận chưa khi nào Quốc hội lại họp nhiều đến vậy. Thế nhưng, trước đòi hỏi của cuộc sống, nhiều việc phải làm, phải hoàn thiện, không thể ngồi chờ. Hội trường Diên Hồng lại phải sáng đèn để Quốc hội bàn những việc thực sự cấp bách của đất nước. Vì vậy, những kỳ họp “bất thường” đã dần trở thành “bình thường” của Quốc hội.

Sau 4 lần dời thời gian, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã không thể thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11-2023) như lịch trình. Sự cẩn trọng này là hết sức cần thiết, bởi với vai trò hết sức quan trọng, tác động sâu rộng đến mọi mặt kinh tế-xã hội và đời sống người dân, doanh nghiệp cả trước mắt lẫn lâu dài thì chất lượng của Luật Đất đai (sửa đổi) phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng cũng không thể đợi thêm hơn nửa năm nữa, đến kỳ họp bình thường lần thứ 7 (giữa năm 2024), Quốc hội mới bấm nút thông qua. Bởi yêu cầu của cuộc sống đã vô cùng cấp bách.

Việc Luật Đất đai (sửa đổi) phải lùi lại nhiều lần vì vẫn còn một số nội dung, chính sách lớn cần tiếp tục nghiên cứu để thiết kế phương án chính sách tối ưu. Việc rà soát, hoàn thiện dự thảo cũng cần thêm thời gian để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với hệ thống pháp luật, đảm bảo khi ban hành không còn những bất cập như Luật Đất đai hiện tại. Trong đó, vấn đề được dư luận quan tâm, đại biểu Quốc hội, chuyên gia bàn thảo nhiều nhất là chính sách thu hồi, đền bù, hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân có đất đang sử dụng hợp pháp bị thu hồi. Đây cũng là vấn đề đụng chạm nhiều nhất đến cuộc sống của người dân, là nguyên nhân dẫn đến những rắc rối pháp lý nhất nếu quá trình thu hồi đất được các đối tượng vận dụng không đúng pháp luật, gây thiệt hại cho người có đất bị thu hồi. Thực tế thời gian qua, hơn 70% số vụ khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai; nhiều vụ tố cáo, khiếu nại về đất đai tập thể, kéo dài, gây mất trật tự xã hội đã cho thấy sự cần thiết phải quan tâm nhiều hơn đến những đề xuất có tính khả thi nhất cho vấn đề này trong Luật Đất đai (sửa đổi) là vô cùng cần thiết.

Một dự án luật quan trọng, tác động sâu rộng đến mọi mặt kinh tế-xã hội, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trước mắt và lâu dài, không thể vì một lý do hay áp lực nào đó mà vội vàng thông qua, nếu lý do đó không vì lợi ích của người dân, đất nước. Cho nên, việc lùi thời gian thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp thứ 6 đến kỳ họp bất thường này là một bước lùi có trách nhiệm, một sự cẩn trọng cần thiết của Quốc hội với dân, với nước. Sửa đổi và thông qua Luật Đất đai mới để luật thể chế hóa, bao quát được tinh thần của Hiến pháp và tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng về chính sách đất đai, đảm bảo luật thi hành không bỏ rơi người dân, nhất là người dân có đất bị thu hồi, đảm bảo họ có nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, được hỗ trợ sản xuất, có việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống.

Ngoài ra, kỳ họp bất thường này còn thảo luận và thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để khắc phục những khoảng trống pháp lý về chính sách tài chính, tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giữ an toàn, an ninh hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia, hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống người dân; tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, vấn đề bố trí nguồn vốn đầu tư công để xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại của đất nước…

Biến những kỳ họp “bất thường” thành “bình thường” là cách để Quốc hội không chỉ ngày càng dân chủ, chuyên nghiệp mà còn rất linh hoạt, mang hơi thở cuộc sống, bám sát tình hình thực tiễn của đất nước. Đó chính là sự thể hiện cao nhất tinh thần vì nước, vì dân của Quốc hội.

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.