Bất ngờ trước 4 tác dụng lá tía tô với bà bầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lá tía tô là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, những tác dụng lá tía tô với bà bầu dưới đây sẽ làm bạn bất ngờ.
Giải cảm hiệu quả

Cháo tía tô là món dễ ăn và có tác dụng giải cảm hiệu quả cho phụ nữ có thai. Đồ họa: Hồng Nhật
Cháo tía tô là món dễ ăn và có tác dụng giải cảm hiệu quả cho phụ nữ có thai. Đồ họa: Hồng Nhật

Giải cảm là công dụng đầu tiên trong top những tác dụng lá tía tô với bà bầu. Phụ nữ bị cảm khi mang thai thường phải hạn chế dùng thuốc để tránh những ảnh hưởng xấu tới thai nhi, bà bầu dùng lá tía tô để giải cảm là phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất.

Bà bầu có thể dùng là tía tô để nấu cháo hoặc đun lá tía tô cùng vỏ quýt và gừng để uống. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên dùng lá tía tô từ 2 – 3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không được uống nước tía tô dài ngày và không được dùng thay nước uống hằng ngày vì dễ dẫn đến tăng huyết áp.
Giảm sưng phù
Phù chân tay thường xảy ra phổ biến ở những tháng cuối thai kỳ. Tuy điều này không gây đau đớn bên ngoài, nhưng bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu khi vận động và vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trong trường hợp này, dùng lá tía tô sắc nước để ngâm chân sẽ giúp bà bầu loại bỏ được độc tố, thư giãn, hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
Giảm cảm giác ốm nghén, khó chịu
Đa phần những người khi mang thai đều bị ốm nghén như: buồn nôn, kén ăn, cơ thể dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Để khắc phục tình trạng này bà bầu có thể sử dụng bài thuốc nam gồm:
20g tía tô; bạch truật, ngải diệp, phục long can, hoài sơn và đương quy 16g mỗi loại; cẩu tích, phòng sâm, liên kiều, liên nhục và cam thảo 12g mỗi loại; sơn trà và đỗ trọng 10g mỗi loại; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả.
Sắc uống ngày 1 tháng giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn. Bà bầu lưu ý không được sử dụng trong thời gian dài để tránh những tác dụng không mong muốn.
Giúp bà bầu có làn da sáng mịn

Chăm sóc da là một trong nhưng tác dụng lá tía tô với bà bầu. Đồ họa: Hồng Nhật
Chăm sóc da là một trong nhưng tác dụng lá tía tô với bà bầu. Đồ họa: Hồng Nhật

Quá trình mang thai làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến bà bầu bị nổi mụn trên mặt. Lá tía tô có thể giúp phụ nữ có thai khắc phục ngay tình trạng này.

Theo nghiên cứu, lá tía tô còn chứa các hợp chất như: xeton, aldehyde, furan, hydrocarbon. Hạt tía tô chứa tới 40% là chất acid alpha – linolenic, các axit béo chưa bão hoà. Các loại hợp chất này giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây sưng, viêm và đặc biệt tốt cho quá trình phục hồi tế bào, làm chậm quá trình lão hoá.
Giã lá tía tô lấy nước rồi thoa lên vùng da bị mụn, để khoảng 20 - 30 phút cho tinh dầu tía tô thấm vào da rồi rửa sạch bằng nước ấm. Ngoài ra, dùng lá tía tô để tắm cùng giúp trị mụn và làm da săn chắc hơn.
HỒNG NHẬT (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.