Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trưng bày sưu tập dân gian tranh tứ bình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bảo tàng Mỹ thuật VN đang trưng bày sưu tập tranh dân gian tứ bình mang tên Sắc xuân đến hết tháng 2 tại phòng trưng bày chuyên đề 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Trưng bày gồm 20 bộ tranh với các chủ đề: Tứ quý, Tố nữ, Tứ dân, Bát tiên, tranh truyện và tranh lịch sử được lựa chọn từ bộ sưu tập tranh Tứ bình đang lưu giữ tại bảo tàng.

 

 Tranh tố nữ tại triển lãm tranh tứ bình Sắc xuân. Ảnh: Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cung cấp
Tranh tố nữ tại triển lãm tranh tứ bình Sắc xuân. (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cung cấp)


Ông Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, cho biết kho tàng tranh dân gian Việt Nam gồm nhiều loại: tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt, tranh lịch sử, tranh cảnh vật, tranh thờ cúng... Hầu như ở thể loại nào, tranh tứ bình cũng có chỗ đứng riêng. Qua những bộ tranh này, hậu thế có thể hiểu được phần nào quan niệm về thời gian và lối sống sinh hoạt của người dân từ xa xưa.

Cũng theo ông Minh, tranh tứ bình là bộ tranh gồm 4 bức, thường có hàm ý ẩn dụ cho 4 giai đoạn trong 1 năm, 4 giai đoạn trong cuộc đời, 4 giai thoại trong một câu chuyện hoặc 4 vẻ đẹp khác nhau của các cô gái… Trên tranh thường có những câu thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm, là những lời chúc phúc và mong muốn sự bình an phú quý. Tranh tứ bình từ lâu đã được cha ông ta ưa thích treo trang trí trong nhà để đón xuân hoặc thờ phụng, tùy theo nội dung của mỗi bộ tranh.

Theo Trinh Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Độc đáo bộ tem thông tin liên lạc - xưa và nay

Thông tin liên lạc xưa và nay - Bộ tem như tái hiện quá trình phát triển của ngành viễn thông và báo chí, đưa chúng ta quay trở về những ký ức từ thưở sơ khai với con tem đầu tiên dán trên bức thư tay gói giấy cho đến các hình thức liên lạc, các loại hình báo chí hiện đại như ngày nay.

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

“Tiếp nối truyền thống 100 năm với tinh thần đổi mới, dấn thân và trách nhiệm”

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị “Gặp mặt, biểu dương người làm báo tiêu biểu” và trao Giải Báo chí tỉnh Gia Lai lần thứ XIV diễn ra vào chiều 17-6 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

 Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

Siu Thu - “Giọng đọc không tuổi”

(GLO)- Phát thanh viên là người góp phần làm nên chiều sâu cảm xúc cho khán thính giả. Có những giọng đọc qua năm tháng đã trở thành ký ức trong lòng người nghe. Trong số đó, biên dịch viên, phát thanh viên tiếng Bahnar Siu Thu của Báo Gia Lai được ví là “giọng đọc không tuổi”.

null