Cơ quan CSĐT Công an H.Hàm Tân (Bình Thuận) đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Hoàng Tuy, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Mỹ.
Để hoạt động mua bán hóa đơn VAT trót lọt, theo cáo buộc, 'ông trùm' hóa đơn Trương Xuân Đước đã đưa hối lộ hàng trăm triệu đồng cho cựu chi cục trưởng và cán bộ Chi cục Thuế H.Cát Hải (TP.Hải Phòng).
(GLO)- Nguyễn Thị Kim Tiến (SN 1965, trú ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An) tự xưng là phóng viên, nhà báo, nhận hơn 5 tỷ đồng của các tài xế xe tải để “bảo kê” lỗi vi phạm.
(GLO)- Lợi dụng danh nghĩa công tác tại một số cơ quan báo chí, nhóm nghi phạm thuộc một gia đình ở Hà Tĩnh nhận bảo kê cho các xe tải vi phạm luật giao thông để trục lợi hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng.
Lợi dụng mùa thu hoạch sầu riêng đang rộ, đối tượng Võ Minh Duy (SN 1980, trú tại thôn 1, xã Tân Bình, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã chèn ép, đe dọa các thương lái từ nơi khác đến địa bàn xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) để thu mua sầu riêng của các hộ dân và buộc họ nộp tiền "bảo kê". Với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, đối tượng Duy đã bị bắt giữ.
Công an TP.HCM triệt phá băng nhóm cưỡng đoạt tài sản chợ đầu mối Bình Điền - là giang hồ cộm cán có mối quan hệ ruột thịt với Châu Phát Lai Em - đàn em Năm Cam.
Đại diện Viện Kiểm sát quân sự Bộ đội Biên phòng đề nghị án chung thân đối với Nguyễn Thế Anh, cựu đại tá, cựu chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang; 2 cựu thiếu tướng cảnh sát biển bị đề nghị từ 15-17 năm tù.
Đại tá Trần Minh Tiến khẳng định nếu phát hiện tình trạng “bảo kê“ thì cá nhân đó phải bị xử lý kỷ luật, lãnh đạo của đơn vị đó cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Khi Đoàn Hồng Phúc được giao quản lý một số tụ điểm kinh doanh trò chơi điện tử, máy bắn cá ở Q.Tân Phú (TP.HCM), bị can này vừa 'bảo kê', vừa góp vốn cùng một số người khác để mở sòng bạc.
Truy tố 15 bị can tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc
Chiều 22-10, đại diện UBND huyện Tuy Phong (Bình Thuận) cho biết địa phương đang phối hợp điều tra một nhóm thanh niên trộm cắp tài sản, đe dọa công nhân và đòi bảo kê cho đơn vị thi công tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Phát hiện 2 băng nhóm giang hồ hoạt động tín dụng đen, bảo kê, bốc xếp hàng hóa trái phép trên tuyến biên giới Việt - Trung đang hỗn chiến với nhau bằng súng, dao, kiếm..., Công an tỉnh Lào Cai đã huy động hơn 100 chiến sĩ vây bắt.
Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa triệt phá thành công một băng nhóm chuyên thu phí “bảo kê“, cưỡng đoạt tài sản của người dân trước cổng nhà máy Formosa Hà Tĩnh.
Các chủ xe tải nộp tiền cho công ty Tuấn Vinh để dán logo “An toàn là bạn, tai nạn là thù“ như một dấu hiệu để không bị thanh tra giao thông kiểm tra nếu chở quá tải hoặc được xử lý vi phạm nhẹ tay.
Vợ chồng Loan “cá“ - Tuấn “cá“ tạo vây cánh mở rộng địa bàn từ chợ này qua chợ khác, dùng vũ lực buộc tiểu thương phải đóng phí hàng tháng khiến mọi người khiếp sợ.
Đường “Nhuệ“, Quang “con“, Loan “cá“, Quảng “ke“… là những kẻ được cho là cầm đầu các nhóm giang hồ thu tiền bảo kê tại Thái Bình, Nam Định, Đồng Nai, Đà Nẵng. Hiển nhiên, đó là loại chi phí “không chính thức“. Và trong báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) mới được công bố, cái gọi là “chi phí không chính thức“ cũng là một nỗi ám ảnh, gánh nặng ghê gớm cho doanh nghiệp.
Vụ việc vợ chồng Đường “Nhuệ“ bị bắt khiến người dân đặt ra câu hỏi: Nếu không có “bảo kê, chống lưng“, các đối tượng có hoành hành ở Thái Bình đến vậy không? Trước vụ việc Đường “Nhuệ“, đã có những đường dây tội phạm có người “chống lưng“ bị bóc gỡ.
Chỉ riêng việc tìm không ra đối tượng đánh người đến vỡ xương quai hàm, ngay tại trụ sở công an phường đã tự nó nói lên sự bất bình thường. Việc phục hồi điều tra vụ án, vì thế, không thể chỉ để tìm ra việc làm trái, tìm thấy cái sai mà còn phải trả lời cho dư luận câu hỏi: Ai đã bảo kê cho Đường “Nhuệ“.
Khi bốc dưa lên xe, Sang và Duy đến đe dọa, buộc đưa tiền bảo kê 2 triệu đồng/xe mới cho xe chở dưa đi. Chủ hàng sợ bị đánh và không muốn trễ hẹn với đối tác nên đưa Sang và Duy 4 triệu đồng.
Tại buổi họp báo Bộ Công an chiều 24-12, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hiển cho biết qua quá trình xác minh đã xác định Đội trưởng Đội CSGT số 1 và số 2 của Công an tỉnh Đồng Nai có gọi điện can thiệp các phương tiện sai phạm.
Sau khi bị tố cáo, ngày 26-11, nhiều cảnh sát giao thông ở Đồng Nai cho biết bất ngờ nhận được thông báo mời lên nhận tiền trực lễ tết, tiền trực ca đêm. Nhiều người chưa nhận vì... trả “chưa đủ“...
Ngày cuối tuần, trong các quán cà phê khách bàn tán sôi nổi quanh tin: “Xử“ xe quá tải, CSGT Đồng Nai bị gọi: “Xe này gửi một tháng mấy triệu, cho đi đi“ trên tuoitre.vn. Người dân quan tâm cũng phải thôi.