Bảo đảm an toàn giao thông trên đèo Lò Xo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phải khẳng định rằng, cùng với việc thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông và nhờ sự nỗ lực của lực lượng Cảnh sát giao thông nên những năm gần đây, tai nạn giao thông trên đèo Lò Xo đã được kiềm chế, không còn phức tạp như những năm về trước.

Đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh ta dài khoảng 180km, trong đó, riêng đoạn đường đèo Lò Xo thuộc địa phận xã Đăk Man (huyện Đăk Glei) dài gần 30 km, đường quanh co liên tục, khuất tầm nhìn và có độ dốc cao, dài. Cung đường này được xem là cung đường "tử thần" đối với các lái xe, đặc biệt là đối với lái xe đường dài, không quen đường.

Vài năm trở về trước, cung đường này thường xuyên xảy ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, mỗi năm cũng xảy ra hàng chục vụ, khiến nhiều người tử vong. Vì vậy, đèo Lò Xo là nỗi ám ảnh không chỉ những cách lái xe mà còn là nỗi lo của bất kỳ ai khi tham gia giao thông trên đoạn đường này.

Trước tình hình tai nạn giao thông liên tục xảy ra, để giảm thiểu tai nạn giao thông trên cung đường đèo Lò Xo, Ban An toàn giao thông, UBND tỉnh đã đề xuất, kiến nghị của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông. Và, sau đề xuất của tỉnh Kon Tum, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tiến hành khảo sát, kiểm tra và triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn giao thông.

 

Lái xe cần cẩn trọng mỗi khi qua đèo Lò Xo. Ảnh: PN
Lái xe cần cẩn trọng mỗi khi qua đèo Lò Xo. Ảnh: PN


Cụ thể, ngoài việc thực hiện giải pháp bạt núi, mở rộng khúc cua để mở rộng tầm nhìn cho lái xe, đến nay, trên đoạn đường đèo Lò Xo, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã xây dựng một đường lánh nạn, 14 hốc cứu nạn, đặc biệt, tiến hành làm trên 4.000 mét tường lốp cao su làm hộ lan mềm và bổ sung hơn 600 bộ tiêu, biển báo, chỉ dẫn phản quang để hướng dẫn lái xe an toàn. Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam còn xây dựng, bố trí vài điểm dừng để lái xe nghỉ ngơi, kiểm tra kỹ thuật trước khi xuống dốc dài, đồng thời lắp đặt thêm hệ thống camera giám sát tốc độ trên tuyến đường đèo Lò Xo, bàn giao cho lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh theo dõi và xử lý các phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Song song với giải pháp kỹ thuật, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) cũng bố trí một tổ tuần tra thường xuyên túc trực tại đèo Lò Xo để triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Ông Nguyễn Xuân Hướng - Phó Phòng Cảnh sát giao thông cho biết: Những năm trước, do tình hình tai nạn giao thông trên đèo Lò Xo thường xuyên xảy ra, nên chúng tôi đã cử một tổ công tác thường xuyên túc trực trên đèo 24/24h, vừa làm công tác tuần tra, kiểm soát, vừa cảnh báo, nhắc nhở lái xe cẩn trọng phòng ngừa tai nạn giao thông khi qua đèo. Do đó, vài năm trở lại tại nạn giao thông trên đoạn đèo Lò Xo giảm rõ rệt.

Theo ông Hướng, dù tai nạn giao thông tại đèo Lò Xo đã được kiềm chế nhưng lái xe cũng không nên chủ quan khi đi qua đoạn đường này. Khi qua đèo Lò Xo, các lái xe cần cẩn trọng, trước khi đổ đèo cần dừng xe, kiểm tra kỹ độ an toàn; khi đổ đèo cần giảm tốc độ và đi số thấp, đồng thời chú ý quan sát... để bảo đảm an toàn, góp phần hạn chế tai nạn giao thông.   

Nhờ việc triển khai đồng loạt các giải pháp tăng cường an toàn giao thông cho người và các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đèo Lò Xo nên tai nạn giao thông đã được kiềm chế. Và để không còn xảy ra vụ tai nạn giao thông đèo Lò Xo, ngoài sự nỗ lực của ngành chức năng thì mỗi người lái xe cần nêu cao ý thức, cẩn trọng, tập trung cao độ mỗi khi đi qua đèo... bảo đảm an toàn cho chính mình và cho người khác.

 

http://baokontum.com.vn/an-toan-giao-thong/bao-dam-an-toan-giao-thong-tren-deo-lo-xo-18971.html
 

Theo Phúc Nguyên (baokontum)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.