Báo chí và mạng xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều năm trước, báo chí trên thế giới đã lên mạng xã hội (MXH). Đây là một giai đoạn tiếp theo trên hành trình chuyển đổi số báo chí, sau khi điện tử hóa báo chí, đưa báo chí lên mạng internet.

Với những tờ báo nhạy bén và linh hoạt, họ coi MXH như một nền tảng có thể giúp báo chí lan tỏa thông tin tốt hơn trong kỷ nguyên số và đây là thời của "truyền thông xã hội".

Ở kỷ nguyên số, ngoài đáp ứng các nhu cầu về nội dung, tòa soạn còn phải hiểu bạn đọc thích đọc báo với hình thức và trên phương tiện nào để nhanh chóng chuyển đổi phù hợp.

Ngày nay, nhà báo dùng MXH như một kênh tương tác với bạn đọc, mở rộng quan hệ và thu thập thông tin. Báo chí dựa vào MXH như một kênh phát hành và tương tác với bạn đọc. Hầu như các đài truyền hình lớn trên thế giới đều có cả kênh riêng trên YouTube lẫn trang riêng trên Facebook, Instagram... Các tờ báo lớn nhỏ cũng xây dựng fanpage của mình trên các nền tảng này.

Cái lợi lớn mà MXH đem lại cho báo chí truyền thống là cung cấp khối lượng lớn người đọc và phủ rộng khắp các tiêu chí nhân khẩu học. Theo Báo cáo về tình hình thị trường Digital tại Việt Nam năm 2023 và Meltwater, đầu năm 2023, số lượng người dùng MXH ở Việt Nam là hơn 70 triệu người (chiếm 71% số dân). Trong đó, Facebook có 66,2 triệu người dùng ở Việt Nam; YouTube 63 triệu người dùng; Instagram ít phổ biến hơn nhưng cũng đã có hơn 10,3 triệu người dùng. Zalo cho biết họ đã có được hơn 75 triệu người dùng thường xuyên.

Những con số người dùng MXH lớn như vậy chính là những đối tượng người đọc tiềm năng của báo chí. Trang Monaco Life dẫn báo cáo mới nhất về ngành công nghiệp truyền thông châu Âu do Ủy ban châu Âu (EC) phát hành năm 2023 cho biết ngày càng có thêm nhiều người tìm kiếm tin tức hằng ngày trên mạng hơn bao giờ hết. Báo cáo cho thấy hầu hết người châu Âu xem tin tức hằng ngày, trong đó truyền hình đứng đầu về nguồn thông tin. Tiếp theo là phương tiện truyền thông trực tuyến, đài phát thanh, phương tiện truyền thông xã hội và báo in. Trên thực tế, 42% người dùng châu Âu nhận được tin tức thường xuyên từ các phương tiện truyền thông trực tuyến và 44% khác sử dụng MXH.

Theo các nghiên cứu về thói quen dùng MXH, ngày nay người dùng ngoài chuyện kết nối bạn bè, phần lớn là để thu thập thông tin. Như ở Mỹ, mạng Facebook có 71% người dân dùng thì có tới 52% người dân tìm kiếm tin tức hằng ngày từ MXH này. Vì vậy, ngoài lợi ích lớn về nguồn người đọc, MXH còn là kênh tương tác nhanh chóng và hữu hiệu giữa tòa soạn và bạn đọc.

Tuy nhiên, khi lên MXH, với đặc thù của loại hình này, báo chí phải chấp nhận nhiều bất trắc hơn là hình thức online. Do đó, báo chí cần cẩn trọng và có quy trình quản trị thích hợp, trong đó ưu tiên tính linh hoạt và tức thời. Giải pháp khuyến nghị là tòa soạn cần có được mối quan hệ hợp tác chính thức với MXH để được hỗ trợ tối ưu, cũng như xác thực chính chủ. Tòa soạn cũng cần có một đội nhân sự riêng hay hợp tác với một công ty dịch vụ công nghệ có nhiều kinh nghiệm và năng lực về truyền thông xã hội để quản trị việc lên MXH, có thể xử lý ngay các ý kiến từ người đọc (comment) - đặc biệt là những ý kiến có hại.

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.