Báo cáo Thủ tướng nâng cấp hai đường băng Nội Bài và Tân Sơn Nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, cần nhanh chóng báo cáo Thủ tướng và Thường trực Chính phủ để sớm gỡ cơ chế nâng cấp hai đường băng này.

 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chủ trì buổi họp giao ban công tác tháng 8 của Bộ GTVT
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chủ trì buổi họp giao ban công tác tháng 8 của Bộ GTVT




Hai đường băng đang xuống cấp nhanh chóng

Chủ trì buổi họp giao ban sáng nay (29/8) của Bộ GTVT, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể dành nhiều thời gian chỉ đạo triển khai các công trình, dự án trọng điểm quốc gia như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đầu tư xây dựng CHK quốc tế Long Thành. Tiến độ triển khai các dự án khác như đầu tư nâng cấp mở rộng CHK quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng được Bộ trưởng quan tâm.

Đặc biệt, lo lắng nguy cơ mất an toàn do sự xuống cấp nhanh chóng 2 đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng cho rằng, cần báo cáo chuyên đề với Thủ tướng và Thường trực Chính phủ về vấn đề này.

“Hai đường băng đã quá xuống cấp, nguy cơ mất an toàn là rất lớn. Trong khi đó, TCT Cảng hàng không VN (ACV) có tiền không thể đầu tư, nâng cấp. Cần nhanh chóng báo cáo Thủ tướng và Thường trực Chính phủ để sớm gỡ cơ chế”, Bộ trưởng yêu cầu.

Liên quan đến việc cấp thiết phải đầu tư nâng cấp 2 đường băng này, trao đổi với Báo Giao thông, Tổng giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt cho hay, vướng mắc lớn nhất có thể ảnh hưởng đến an ninh, an toàn tại cảng hàng không nằm ở cơ chế đầu tư, nâng cấp khu bay.

“Cơ chế hiện không cho phép chúng tôi được đầu tư vào đây. Ngay cả bảo dưỡng, sửa chữa lớn hạ tầng cũng không được. Trong khi đó, nguy cơ mất an toàn do sự xuống cấp rất nghiêm trọng của 2 đường cất hạ cánh tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất là rất lớn, không biết sẽ phải đóng cửa, không thể khai thác vì xuống cấp lúc nào”, ông Phiệt nói và cho biết, đang phải áp dụng công nghệ, kiểm tra hàng ngày, hàng giờ đối với 2 đường cất hạ cánh này.


 

Hình ảnh đường cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài bị hằn lún theo vệt bánh tàu bay
Hình ảnh đường cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài bị hằn lún theo vệt bánh tàu bay



Bày tỏ sự lo lắng lớn cho an toàn hàng không, ông Phiệt nói: "Như tại Nội Bài, khi máy bay cất hạ cánh, bùn liên tục phụt lên trên bề mặt. Chúng tôi bảo dưỡng, trám vá bằng công nghệ mới nhất, nhưng cũng không được bao lâu vì nền móng của đường băng đã hỏng rồi".

“Chúng tôi đánh giá sự xuống cấp đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất hiện rất nghiêm trọng, nguy cơ mất an ninh, an toàn rất cao”, ông Phiệt nói và đề xuất cơ quan chức năng cần nhanh chóng có cơ chế để sửa chữa, nâng cấp đường cất hạ cánh 1B ở Nội Bài là 25R ở Tân Sơn Nhất.

“Chúng tôi chỉ có thể cố gắng duy trì hết mùa mưa năm nay. Cần thiết phải sửa các đường băng này vào năm 2020”, ông Phiệt nói.

Xây dựng thể chế không tốn tiền mà hiệu quả cao

Chỉ đạo một số công việc cần tập trung triển khai trong tháng 9 và 4 tháng cuối năm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tái khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

“Tôi nhắc lại, thể chế chính sách là một trong 3 điểm nghẽn cần tập trung tháo gỡ. Các đồng chí là thủ trưởng cơ quan đơn vị cần quan tâm vấn đề này, đảm bảo ban hành đúng tiến độ, chất lượng các VBQPPL”, Bộ trưởng nói và cho rằng, với công tác này, nếu làm kỹ, làm sát thực tế, khi ban hành sẽ tạo sức bật ngay, hiệu quả ngay. Việc này lại không tốn tiền, các đồng chí cần hết sức tập trung.

Trước đó, báo cáo Bộ trưởng, Chánh Văn phòng Bộ GTVT Nguyễn Trí Đức cho hay: Về công tác xây dựng VBQPPL, Bộ Tư pháp đã tổ chức thẩm định dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTVT đường bộ và đường sắt; hiện nay, Vụ ATGT đang tiếp thu, giải trình và hoàn thiện dự thảo nghị định để trình Chính phủ trước ngày 31/8/2019, hoàn thành chương trình công tác tháng 8 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ GTVT cũng đang tiếp tục phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện 6 dự thảo văn bản QPPL và 2 đề án đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để sớm được ban hành. Theo chương trình công tác, có 6 đề án phải trình Bộ trưởng trong tháng 8/2019, Vụ KHĐT đang tập trung hoàn thiện để trình Bộ trưởng.

 

T.Bình (baogiaothong)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất