Bạn trẻ tự làm bánh trung thu độc lạ, đẹp mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần đến Tết Trung thu, nhiều bạn trẻ đã rục rịch tự làm bánh tại nhà với nhiều mẫu tiểu họa đặc sắc để gửi tặng bạn bè và người thân hay đơn giản là để 'chữa lành', thư giãn tâm trí.

Tiếp nối truyền thống xưa

Bỏ phố về vườn đã được 2 năm nay, chị Nguyễn Hải Yến (SN 1994, ở Thái Nguyên) và gia đình nhỏ hài lòng với cuộc sống gần gũi với thiên nhiên và ẩm thực nhà làm. Năm nay, chị Yến cũng có dự định tự làm thêm nhiều mẻ bánh để cho con cùng tham gia và tranh thủ thời gian để kết nối, trò chuyện, hiểu con nhiều hơn.

"Làm cùng với con vui lắm, cũng như hồi nhỏ mình được cùng bà cùng mẹ làm bánh chưng, bánh lam trong những dịp lễ Tết. Bây giờ, mình làm cùng con, con cũng sẽ cảm nhận được niềm vui và tiếp nối truyền thống xưa", chị Yến cho biết.

Chia sẻ thêm về cách làm bánh trung thu vỏ bánh vị matcha, chị Yến nói, vị trà đậm làm giảm vị ngọt của bánh truyền thống, khiến bánh có vị ngọt thanh. Đặc biệt sử dụng bột matcha nhà làm nguyên chất nên không lo có chất tạo màu hay chất bảo quản, kết hợp với nhân trứng chảy, thơm ngậy hấp dẫn. Bánh độ ngọt vừa, kết hợp trà xanh, ăn không lo ngấy lại tốt cho sức khỏe, cả nhà ăn sẽ yên tâm hơn mua ở ngoài.

Thành quả sau một ngày nhào nặn, nướng bánh của chị Yến cùng con trai nhỏ.Thành quả sau một ngày nhào nặn, nướng bánh của chị Yến cùng con trai nhỏ.Thành quả sau một ngày nhào nặn, nướng bánh của chị Yến cùng con trai nhỏ.

Thành quả sau một ngày nhào nặn, nướng bánh của chị Yến cùng con trai nhỏ.

Làm bánh trung thu hoa nổi 3D hiện đại

Mở đầu chia sẻ, chị Ngô Thị Nguyệt (sinh năm 1994, hiện sống ở TP HCM) nhớ lại ngày còn bé luôn mong ngóng đến Trung thu:

"Buổi chiều đi học về háo hức tắm rửa sạch sẽ để nhanh chóng đi ăn Trung thu cùng chúng bạn! Trung thu ở quê, tổ chức ở một hội trường nhỏ, mắc một chiếc bóng đèn sáng và tập trung thật đông người. Trẻ con háo hức vì được nhận quà bánh. Người lớn đứng xem vì thấy những đứa con vui vẻ khi nhận được quà.

Cũng hồi còn bé đó, mình ao ước những chiếc bánh trung thu bày ở các sạp hàng đến lạ. Ngày nào đi học qua cũng ngắm đi ngắm lại, rồi mẹ đưa 1 chiếc bánh trung thu ra cắt nhỏ cho mấy đứa mỗi người một miếng. Trăng sáng trên cao, tiếng dế kêu, tiếng trẻ con hát hò vui vẻ, người lớn trong nhà ngồi uống nước chè. Khung cảnh sao mà yêu thương, yên bình đến thế.

Rồi mình cũng đã tự làm được cho mình những chiếc bánh trung thu kỳ công, từ bánh truyền thống đến thử sức với bánh 3D hiện đại. Mình vui cả ngày khi nặn những bông hoa, con cá, khi tạo ra được một chiếc bánh với màu sắc ưng ý! Mình vui hơn khi tặng những chiếc bánh cho người thân, bạn bè và được mọi người đón nhận. Và trọn vẹn nhất khi được gửi tặng những tấm ảnh cả nhà quây quần bên nhau, bên những chiếc bánh trung thu mình kỳ công, tỉ mẩn nặn từng chi tiết".

Trên mặt mỗi chiếc bánh như một bức tranh 3D nghệ thuật với các họa tiết hoa nổi độc đáo, khác hoàn toàn so với những chiếc bánh trung thu truyền thống.

Làm bánh để... "chữa lành"

Chị Nguyễn Thị Hòa (ở Bình Dương) cũng lan tỏa thêm năng lượng tích cực trên mạng xã hội với thành quả là những mẻ bánh tự tay làm. Được biết, chị đang làm nghiên cứu viên của một công ty dược nên khá ít đồng nghiệp. Vì vậy, để giải tỏa những áp lực công việc và thư giãn tâm trí, chị Hòa đã theo đuổi sở thích làm bánh từ năm 2018.

"Làm bánh giúp mình không bị trầm cảm hay rơi vào vòng luẩn quẩn tiêu cực bởi mình có những người bạn trong hội rau bánh chia sẻ kinh nghiệm, tìm được nhiều người bạn tốt, cùng đam mê và sở thích. Làm bánh hay trồng cây đều nhận lại thành quả rất tuyệt sau khi mày mò, tỉ mẩn nên tạo ra cảm giác dễ chịu, yên bình đến lạ", chị Hòa chia sẻ.

Đối với bánh trung thu truyền thống, chị Hòa yêu thích các nét hoa văn cổ.Đối với bánh trung thu truyền thống, chị Hòa yêu thích các nét hoa văn cổ.

Đối với bánh trung thu truyền thống, chị Hòa yêu thích các nét hoa văn cổ.

Theo chị Hòa, bánh trung thu hiện đại thể hiện được màu sắc hơn nhưng thường phải mất công làm gấp 2 lần so với bánh truyền thống.Theo chị Hòa, bánh trung thu hiện đại thể hiện được màu sắc hơn nhưng thường phải mất công làm gấp 2 lần so với bánh truyền thống.

Theo chị Hòa, bánh trung thu hiện đại thể hiện được màu sắc hơn nhưng thường phải mất công làm gấp 2 lần so với bánh truyền thống.

Từ kinh nghiệm cá nhân, chị Hòa cho hay, muốn làm thành công bánh trung thu hiện đại, khâu nấu nước đường đã phải áp dụng nguyên lý sinh nhiệt và lưu trữ màu. "Nhiệt cao thì màu nhanh mất, nồng độ nước đường cao cũng nhanh mất màu (do nhiệt độ sôi của nó cao hơn nồng độ thấp). Do đó mình phải có sự trợ giúp của chanh, và ngâm vào nước lạnh, làm lạnh nhanh. Nướng cũng phải canh nhiệt thật chuẩn đảm bảo bánh chín mà không bay màu", chị Hòa lưu ý.

Tái hiện văn hóa Việt

Để "thổi hồn dân gian" lên mặt bánh và tạo nhiều hình mẫu khác nhau, bạn Nguyễn Thị Thùy Dương (SN 1995, sống ở Hà Nội) phải thực hiện các công đoạn tỉ mỉ và đòi hỏi tính kiên nhẫn mới có thể hoàn thiện được một chiếc bánh như ý.

Năm ngoái, Dương gây ấn tượng bởi đã "thổi hồn dân gian" trên mặt bánh, năm nay, cô bạn sáng tạo thêm những mẫu bánh độc đáo có hình con rồng, gà trống, chú bé chăn trâu, mái đình, cây đa... "Xuất phát từ sự yêu thích văn hóa truyền thống Việt Nam, mình tham khảo các chủ đề liên quan để sáng tạo, đưa lên bánh trung thu", cô gái trẻ chia sẻ.

Dương nghỉ công việc ổn định vào cuối năm 2018 để theo đuổi đam mê làm bánh.

Dương nghỉ công việc ổn định vào cuối năm 2018 để theo đuổi đam mê làm bánh.

"Đối với mỗi chiếc bánh trung thu, người làm có thể truyền tải lên đó bất kỳ thông điệp nào họ mong muốn. Với mình, hy vọng, mỗi chiếc bánh vẽ sẽ làm tăng giá trị truyền thống văn hóa và trở nên gần gũi hơn với mọi người", Dương bày tỏ."Đối với mỗi chiếc bánh trung thu, người làm có thể truyền tải lên đó bất kỳ thông điệp nào họ mong muốn. Với mình, hy vọng, mỗi chiếc bánh vẽ sẽ làm tăng giá trị truyền thống văn hóa và trở nên gần gũi hơn với mọi người", Dương bày tỏ.

"Đối với mỗi chiếc bánh trung thu, người làm có thể truyền tải lên đó bất kỳ thông điệp nào họ mong muốn. Với mình, hy vọng, mỗi chiếc bánh vẽ sẽ làm tăng giá trị truyền thống văn hóa và trở nên gần gũi hơn với mọi người", Dương bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Những bước chân không mỏi trao yêu thương

Gắn với nghiệp “gieo chữ”, những giáo viên vùng cao, giảng viên trẻ chung bầu nhiệt huyết, họ luôn giữ và thắp lên ngọn lửa tri thức, mang ánh sáng, trao những yêu thương, truyền cảm hứng gieo hy vọng cho bao thế hệ học trò vững vàng tiến bước. 

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.