Bản sắc Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sự trở lại của những giá trị truyền thống đang tràn ngập khắp nơi, từ nơi ăn, chốn ở cho đến vô số nhu cầu thưởng lãm các giá trị văn hóa khác. Sự trở lại này, phải chăng là để tìm về với bản sắc Việt?

Quả thật, những gì đã được khẳng định trong quá khứ: bộ tràng kỷ, chiếc bình gốm, bức tranh Đông Hồ, một tiết tấu dân ca, hay một tà áo dài… cũng đã dễ dàng làm rung động tâm hồn, huống hồ còn có những “xúc tác” của tâm lý hoài cổ, muốn trở về nguồn cội vốn có trong mỗi người.

 

Trang phục áo dài truyền thống được rất nhiều thiếu nữ hiện nay yêu thích. Ảnh: internet
Trang phục áo dài truyền thống được rất nhiều thiếu nữ hiện nay yêu thích. Ảnh: internet

Tôi đã nghĩ và chứng thực điều đó qua đời sống quanh mình. Ví như mỗi sáng đi uống cà phê ở Buôn Ma Thuột, cứ thích đến những quán Không Gian Xưa, Không Gian Việt (trên đường Y Ngông), Nét Xưa (Mai Hắc Đế) hay Phố Xưa, Làng cà phê Trung Nguyên (Lê Thánh Tông)… vì ở đó có chút hoài cổ. Từ ngôi nhà rường thuần Việt cho đến bàn ghế, cách bài trí nội thất trong những quán cà phê trên gợi cho ta nhiều kỷ niệm.

Và cũng chính vì sự “gợi” này là một cách quảng bá, đánh bóng thương hiệu của các chủ tiệm cà phê ở Buôn Ma Thuột. Anh Văn Quang, bạn tôi, lúc mở quán cà phê Nét Xưa nói rằng: Thời toàn cầu hóa, nhiều giá trị đã qua đi nhanh chóng và trở nên mờ nhạt trong biển sóng thông tin tràn ngập. Giá trị phải thêm vào chính là sự hoài cổ và chỉ có nó mới tạo sức hút mới, đem lại hiệu quả kinh doanh vượt trội.

Từ suy nghĩ ấy, thay vì mở một quán cà phê “thường thường” như bao quán khác, anh bạn tôi đã cất công lặn lội ra các tỉnh miền Trung mua cho được những ngôi nhà rường để vào Buôn Ma Thuột mở quán. Sự đầu tư có ý tưởng đó lập tức đem lại hiệu quả như mong đợi: khách đến uống cà phê ở đây ngày một nhiều hơn. Hỏi ra mới biết, nhiều người đến Nét Xưa, Không Gian Xưa hay Phố Xưa… không hẳn là vì chất lượng cà phê ngon, mà vì nhu cầu được lắng mình trong không gian truyền thống, cổ điển.

Ở góc độ khác, tại nhiều nhà hàng, khách sạn hiện nay, ta thấy nhân viên phục vụ mặc áo dài truyền thống nhiều hơn. Tất nhiên, cùng với chất lượng phục vụ tốt và chuyên nghiệp, mẫu thời trang rất Việt này đã góp phần tạo ra thiện cảm cho thực khách. Rõ ràng yếu tố bản sắc văn hóa Việt trong đời sống ngày nay là “vốn liếng” vô cùng quan trọng để cho nhiều người, nhiều lĩnh vực khai thác phục vụ cho mục đích phát triển.

Nói vậy, chứ khuynh hướng trở lại những giá trị truyền thống, cổ điển này, nếu không nắm chắc cốt lõi, hồn vía thì sẽ tạo nên sự thô thiển, thậm chí rất khó chịu cho người thưởng lãm. Bởi con người dù cần đời sống đậm đặc bản sắc truyền thống đến đâu cũng không muốn tự nhốt mình vào quá khứ cổ xưa. Tại một số nhà hàng, khách sạn ở Huế chẳng hạn, sản phẩm du lịch “Ăn cơm Vua” của Công ty Du lịch Hương Giang, do quá lạm dụng, thiếu tinh tế trong việc đưa bản sắc văn hóa cung đình vào phục vụ du khách, đã khiến mọi người cảm thấy mình bị biến thành những diễn viên tuồng cổ: ấy là khi ăn, thực khách phải mặc trang phục của vương triều Nguyễn (từ vua, vương phi, hoàng hậu, hoàng tử cho đến các đại thần, cung nữ… tùy theo số lượng người tham gia). Đúng lẽ, khi muốn đưa hồn cổ vào cuộc sống đương đại, người tạo tác phải biết chọn lọc, ví như nghệ thuật “xức dầu thơm” vậy! Đó là làm cho mùi hương truyền thống nồng đượm của quá khứ trở nên thoang thoảng, nhẹ  nhàng… Tỉ như một ca khúc hiện đại thoáng luyến láy chút giọng dân ca mượt mà.

Tóm lại, vấn đề tạo bản sắc Việt nằm ở chỗ mỗi thế hệ đều có nghĩa vụ và sứ mạng của mình. Hoàn thành nghĩa vụ và phát huy vốn cổ truyền thống một cách trân trọng mới chỉ là một nửa. Nửa còn lại là mỗi thế hệ phải có ý thức tạo dựng những giá trị mới cho lớp hậu sinh trên cơ sở kế thừa và phát triển của từng thời đại. Có vậy bản sắc Việt mới trường tồn.

Thế hệ hôm nay luôn phải đặt câu hỏi: Liệu có giá trị mới nào sẽ được cô kết và tôn vinh? Câu hỏi ấy cũng đã mở ra lối suy nghĩ khác, rằng không cứ cổ mới là bản sắc Việt.

Đình Đối

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

Cô giáo Gen Z truyền cảm hứng học tiếng Anh cho học sinh Pleiku

(GLO)- Với tấm bằng IELTS 8.0, Mai Ngọc Anh (SN 2000)-Chủ nhiệm Câu lạc bộ tiếng Anh TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã truyền cảm hứng học tập cho nhiều học sinh ở TP. Pleiku. Nhiều hoạt động hướng về cộng đồng được cô giáo Gen Z triển khai giúp thanh thiếu nhi có thêm những kỹ năng giao tiếp bổ ích.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.