Bài học từ huyện Tây Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ trong vòng 17 ngày, từ ngày 13 đến 30-10, các trận lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam) đã làm 67 người tử vong và hơn 30 người mất tích.

Thiệt hại nhân mạng quá lớn sau các thảm họa trên đã làm bàng hoàng người dân cả nước.

Làm thế nào để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do mưa bão, lũ quét, sạt lở đất? Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội, các giải pháp chủ yếu là xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu để ứng phó phù hợp; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; xây dựng, lập các bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, bản đồ ngập lụt hạ du làm cơ sở quy hoạch bố trí dân cư, chủ động di dời, tái định cư ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt. Đồng thời kiện toàn tổ chức, bộ máy phòng chống thiên tai chuyên nghiệp từ trung ương đến địa phương; đầu tư cho các công trình hạ tầng phòng chống thiên tai thiết yếu, cấp bách…

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang làm đề án bản đồ cảnh báo sạt lở đất đá ở 37 tỉnh, thành phố và đã hoàn thành bản đồ hiện trạng sạt lở tại 22 tỉnh, phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở tại 15 tỉnh với tỉ lệ 1/50.000. Tuy nhiên, sơ đồ hiện trạng sạt trượt và khoanh vùng cho các xã trọng điểm với tỉ lệ 1/10.000 chỉ mới làm được tại 44 xã thuộc 5 tỉnh miền núi phía Bắc.

Theo khảo sát mới nhất của Viện Khoa học thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên tại tỉnh Quảng Nam, hiện huyện Phước Sơn có 13 điểm, huyện Nam Trà My có 15 điểm và huyện Bắc Trà My có 30 điểm nguy cơ cao sạt lở đất. Các địa phương trên phải hết sức cẩn trọng khi bão số 10 đang sắp đổ bộ vào miền Trung.

Trong các giải pháp Chính phủ đề ra như đã dẫn thì việc di dời, tái định cư cho dân ở vùng nguy cơ là hết sức cần thiết và có tính bền vững. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình đề án di dời dân tại 2.300 điểm nhưng kinh phí để thực hiện rất lớn nên chỉ triển khai ở một số địa phương, tại các khu vực đã xảy ra sạt lở đất hoặc quá nguy cấp. Lợi ích của chủ trương này thể hiện rõ nhất là ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Trong khi một số huyện vùng cao của tỉnh này bị ảnh hưởng nặng vì sạt lở đất, lũ quét thì người dân ở 115 ngôi làng với 19.000 người dân tại huyện Tây Giang vẫn an toàn. Đề án di dời dân ra khỏi rừng và sườn núi về sống ở vùng được quy hoạch bảo đảm an toàn triển khai cách đây 14 năm, được dân đồng thuận. Theo ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cách làm của huyện Tây Giang rất cần áp dụng nhanh và sẽ làm mạnh hơn nữa. Trong tổng số 13.000 hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, toàn tỉnh Quảng Nam đã di dời được 7.000 hộ, Tây Giang là nơi làm tốt nhất.

Bài học từ huyện Tây Giang cho thấy tầm nhìn xa và quyết tâm thực hiện với mục tiêu an toàn tính mạng, tài sản cho dân lên cao nhất. Các địa phương nên phối hợp các bộ, ngành trung ương để có nguồn kinh phí, đẩy nhanh tiến độ di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ. Thiên tai luôn tiềm ẩn bất trắc khó lường nên chủ động phòng tránh luôn là giải pháp tối ưu.

Theo THANH BÌNH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Rủi ro mua vàng

Rủi ro mua vàng

Trong cơn sốt vàng miếng, nhiều người tìm đủ mọi cách để có vàng bằng được, từ trả công nhờ người xếp hàng hộ, mua qua cò hoặc trao đổi sang tay… Tuy nhiên, nếu không phải là người trực tiếp mua vàng thì luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Giải quyết nghịch lý giá vàng

Giải quyết nghịch lý giá vàng

Luật Giá 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7) đã quy định rất cụ thể về danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Đó là hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí: thiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.
Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Người trẻ 'vượt nắng, thắng mưa'

Tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500 kV mạch 3, một trong những công trình trọng điểm quốc gia, là niềm tự hào của nhiều thanh niên, là cơ hội để người trẻ sẵn sàng đón nhận những việc khó đóng góp sức mình cho đất nước.
Tích hợp đa giá trị

Tích hợp đa giá trị

Sau lễ phát động Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa) tại Hậu Giang cuối năm 2023.
Vượt qua áp lực kỳ thi

Vượt qua áp lực kỳ thi

(GLO)- Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra. Để giúp các em học sinh vượt qua áp lực kỳ thi cuối cấp này, cùng với những nỗ lực từ phía nhà trường thì sự đồng hành của cha mẹ là hết sức quan trọng.
Từ những mùa hè bóng đá...

Từ những mùa hè bóng đá...

Với bóng đá Việt Nam, con đường để trở thành một cường quốc bóng đá châu Á vẫn còn rất dài, nhiều chông gai, nhưng việc học hỏi, được truyền cảm hứng từ những sự kiện lớn như Euro có thể giúp chúng ta đặt ra các tham vọng gần gũi, thiết thực hơn.
Thách thức ô tô điện

Thách thức ô tô điện

Cơ hội cho các nhà sản xuất, phân phối ô tô điện là rất lớn, song đi kèm đó là những thách thức, hệ lụy khó lường nếu chính sách quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật không theo kịp.
Ngăn chặn được dịch sởi hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của phụ huynh.

'Vá' gấp lỗ hổng tiêm chủng

Dịch sởi được ví như đám cháy rừng. Khi lá khô cháy ở một chỗ, nếu không có biện pháp mạnh để dập lửa, đám cháy sẽ lan rộng nhanh chóng. Đó là cảnh báo của đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tình hình bệnh sởi tại Việt Nam.
Định giá đất đúng và đủ

Định giá đất đúng và đủ

Hàng vạn sổ đỏ bị treo, hàng ngàn dự án không thể triển khai và ngân sách hụt thu một nguồn lực rất lớn do tắc định giá đất. Đáng nói, tình trạng này diễn ra trong bối cảnh quy định pháp luật về định giá đất được sửa đổi, lấy ý kiến liên tục.