Bài học cho sự sinh tồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Y tế thông tin trong ngày 28-7 cả nước có 6.559 ca mắc Covid-19 và 4.511 ca khỏi bệnh.

Cũng thời điểm này, một người bạn của tôi viết dòng cảm thán trên Facebook: "Người sát căn hộ vừa qua đời. Tôi ôm con bật khóc và tự nhủ đây là một phần của cuộc chiến với Covid-19. Không để một sơ sẩy nào đến với gia đình này".

 

 



Cuộc chiến với Covid-19 ngày càng khốc liệt trên cả địa cầu. Cái chết là điều không thể tránh khỏi và nhân loại càng vững vàng để học được nhiều bài học sinh tồn hơn qua thảm họa này. Ở Việt Nam, chúng ta cũng có trải nghiệm tương tự nhưng may mắn hơn là sự bùng phát của dịch bệnh chậm hơn nên có thêm thời gian ứng phó, nguồn vắc-xin đã nhiều và tăng thêm hy vọng tự sản xuất vắc-xin để đối đầu dịch bệnh.

Ứng phó với đại dịch, ngoài những chương trình tổng thể, còn các chương trình chi tiết sẽ do từng địa phương đề ra và thực hiện theo diễn tiến của tình hình thực tế: Quyết liệt giãn cách, ngăn ngừa triệt để tình trạng tùy tiện ra đường khi không thật sự cần thiết... Không có nhà quản lý nào muốn gây bất tiện cho người dân. Quyết liệt những công tác này với mục tiêu giảm tối đa sự tiếp xúc để hạn chế thấp nhất sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Điều đó cũng đồng nghĩa giảm thiểu các ca bệnh trong cộng đồng, ngăn ngừa tốt nhất trong nguồn lực có thể để giảm tử vong, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, kinh tế tiếp tục vận hành, công ăn việc làm được duy trì, mỗi gia đình giữ được thu nhập để có điều kiện lo cho con cái...

Mục đích rất cấp thiết và mang lại hiệu quả thực tế trong những ngày qua nhưng vẫn còn nhiều người nghi ngờ, bài xích và cố tình chống đối. Chạy xe đi vài cây số, tiếp xúc hàng chục người chỉ để mua một nải chuối. Thèm ăn một tô bún nên cố ship hàng từ những cơ sở nấu ăn lén lút, qua tay nhiều người để đến được bàn ăn nhà mình trong khu cách ly. Sẵn sàng gây gổ với lực lượng chức năng, chửi đổng trên mạng xã hội vì cảm thấy mình bị ngăn cản...

Những việc như vậy có cấp thiết không? Ai cũng có lý do cho rằng công việc của mình cấp thiết, nhưng trên đời này có gì cấp thiết hơn khi phải đối diện trước cái chết? Với hàng ngàn ca mắc mới mỗi ngày, ai ra đường tiếp xúc với người khác cũng có thể nhiễm bệnh, lây cho gia đình. So sánh với việc này thì sự cấp thiết của bạn không là gì cả. Cũng không thể vì một vài sự cố, một vài người không đúng mà xổ toẹt cả một chiến lược chống dịch để mọi người phải mạo hiểm cả mạng sống. Chiều chuộng bản thân là đặc tính cố hữu của số đông nhưng thiếu ý thức trong bối cảnh hiện nay sẽ dễ dàng đối mặt với những cái giá không thể trả nổi.

Bộ Y tế công bố ca mắc mới mỗi ngày và cả số người chết liên quan đến dịch bệnh (bên cạnh số ca chữa khỏi, xuất viện). Những con số này nhằm để mọi người hiểu rõ hơn về tình hình thực tế, mức độ nguy hiểm và kêu gọi ý thức của cộng đồng nghiêm khắc trong từng hành động để phòng dịch.

Từng người hãy chấp nhận nhìn vào hậu quả để tự răn mình phải bảo vệ cộng đồng, cũng chính là bảo vệ gia đình mình. Đừng chờ ai làm thay cho mình việc đó!

Theo PHẠM HỒ (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.