Bài 1: Những cây xăng biết “phù phép”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kinh doanh xăng dầu bao giờ cũng đem lại lợi nhuận béo bở. Thêm nữa việc gian lận lại khó phát hiện, dễ như trở bàn tay, chỉ cần thao tác đơn giản như nhấp cò bơm xăng liên tục cũng có thể “móc túi” khách hàng…

Vi phạm gia tăng


Hơn 1 tháng tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu (từ 20-3 đến 13-4-2012), Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã phát hiện và xử lý 6 vụ trên tổng số 9 vụ được kiểm tra, tỷ lệ vi phạm chiếm 66,7%; tịch thu 1 cột đo nhiên liệu xăng A92, tước 3 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, xử phạt 145 triệu đồng và truy thu 758.000 đồng…
 

Đoàn kiểm tra liên ngành lập biên bản xử lý và tịch thu cột xăng A92 do cài chip gian lận. Ảnh: Dã Quỳ
Đoàn kiểm tra liên ngành lập biên bản xử lý và tịch thu cột xăng A92 do cài chip gian lận. Ảnh: Dã Quỳ

Những con số khiến người tiêu dùng cảm thấy “ngộp”, bởi chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy 2 tháng người tiêu dùng vừa phải đối mặt với việc tăng giá “chóng mặt” của xăng dầu (từ đầu năm đến nay bình quân xăng tăng 3.000 đồng/lít xăng, dầu diesel tăng 1.500 đồng/lít). Và bây giờ họ lại “giật mình” vì bị các cây xăng móc túi không thương tiếc. “Những tưởng chính sách bình ổn giá của Nhà nước sẽ hạn chế phần nào việc tăng giá nhưng thực tế giá xăng trong nước ta vẫn tăng cao hơn thế giới. Những tưởng lực lượng chức năng ra tay thì nạn gian lận sẽ co vòi nhưng cứ như “bắt cóc bỏ dĩa”, vi phạm vẫn cứ vi phạm, mà ngày càng nhiều hơn”- một khách hàng than vãn.

Nguyên nhân chính của việc gia tăng vi phạm chủ yếu vẫn do lợi nhuận từ kinh doanh xăng dầu khá cao, nên dù có bị phạt thì cũng “chẳng đáng là bao” so với khoản chênh lệch do gian lận có được.

Vạch tên những cây xăng gian lận

Nhiều ý kiến cho rằng nên “vạch” tên các cây xăng gian lận để người tiêu dùng tẩy chay. Nhưng với những người dân ở vùng xa, vùng sâu, cả xã chỉ có 1-2 cây xăng “lỡ” vi phạm rồi thì đi đâu để đổ, chẳng nhẽ phải chạy vài chục cây số để tìm cây xăng khác ?…

Đơn cử như tại xã Ia Pia (huyện Chư Prông), cây xăng của DNTN Đức Sang vi phạm vì không niêm yết giá bán lẻ. Hay tại xã Ia Piơr cũng ở huyện Chư Prông, cây xăng của Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Hưng Phát vi phạm nghiêm trọng trong việc tác động làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo (xăng RON 92 sai số +1,4%). Tỉnh đã có Quyết định xử phạt 80 triệu đồng đối với 2 cây xăng gian lận trên; tịch thu cột đo xăng RON 92 và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh 6 tháng đối với cây xăng Hưng Phát; truy thu số tiền gian lận là 758.000 đồng…

 

Kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xăng dầu-khí mỏ hóa lỏng và phân bón của Đoàn kiểm tra liên ngành trong thời gian từ 20-3 đến 13-4-2012: Tổng số vụ kiểm tra 17. Trong đó: Vi phạm 7 vụ; mới xử lý 1 vụ; chờ xử lý 6 vụ. Chỉ có 3 vụ là không vi phạm. Tổng số tiền thu phạt dự tính là 173,5 triệu đồng.

Tiếp đến là những cây xăng gần biên giới, cố tình không lập bảng kê tạo cơ hội xuất lậu. Chẳng hạn, cây xăng của Chi nhánh DNTN Lâm Hùng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) có hành vi không lập bản kê theo dõi lượng xăng bán lẻ có tổng giá trị dưới 200.000 đồng mỗi lần không phải lập hóa đơn. Cùng với một số vi phạm khác cây xăng này đã bị lực lượng chức năng kiến nghị mức phạt lên tới 27.500.000 đồng.

Một thiết bị có lợi cho người tiêu dùng nhưng các cây xăng thường “lơ” không chịu đầu tư đó là thiết bị đối chứng. Và với lỗi vi phạm không có trang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định có mức phạt xử lý có thể lên tới 30 triệu đồng. Vi phạm trong đợt kiểm tra lần này có 2 cây xăng gồm: DNTN xăng dầu Tám Thể (xã Kdang, huyện Đak Đoa) và DNTN Đức Sang (xã Ia Pia, huyện Chư Prông).

Ngoài ra, những vi phạm phổ biến tại các cây xăng đó là nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ, kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường như cây xăng của DNTN Thái Anh (xã Ia Kla, huyện Đức Cơ)…

Dã Quỳ
 

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm