Bắc Tây Nguyên xưa qua ống kính người nước ngoài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Di sản ảnh là loại hình di sản tư liệu khá phong phú. Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội, di sản ảnh càng được nhiều người biết đến, là nguồn thông tin quan trọng để nâng cao sự hiểu biết về lịch sử và nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Một điều khá thú vị là các nhà nhiếp ảnh nước ngoài từ lâu đã hướng ống kính máy ảnh vào các tộc người phía Bắc Tây Nguyên. Theo thời gian, những tấm ảnh đã trở thành một mảng tư liệu rất giá trị để nghiên cứu, tái hiện bức tranh thiên nhiên, vùng đất, con người nơi đây.
Địa bàn Tây Nguyên luôn được sự quan tâm ưu ái của các nhà nghiên cứu, nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên. Trải qua thời gian dài, họ có những bộ sưu tập ảnh đủ các thể loại từ tư liệu dân tộc học, nhân học đến phong cảnh, nghệ thuật, khoa học, báo chí. Đáng chú ý là bộ sưu tập hình ảnh “Người Tây Nguyên” của EFEO (Viện Viễn Đông Bác Cổ-Pháp) bao quát nhiều lĩnh vực, từ khảo cổ, kiến trúc, bi ký cho đến dân tộc học với 8.500 bức ảnh. Bộ sưu tập này đã chuyển giao cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1957. Nhiều bức ảnh ghi lại cuộc sống, sinh hoạt của các bộ tộc ở Tây Nguyên, khẳng định sức quyến rũ của vùng đất xa xôi đối với các nhà thám hiểm cũng như các nhà dân tộc học đầu thế kỷ XX như: Lesopold Sabatier, cha Kemlin, Henri Maitre, Jacques Dournes, Jean Boulbet, Georges Condominas.
Đầu tiên phải kể đến bộ ảnh tư liệu dân tộc học gồm 200 bức về cuộc sống ở Tây Nguyên, do Jean Marie Duchange (1919-2007) chụp vào những năm 1952-1955. Trong 4 năm làm nhân viên y tế ở Tây Nguyên, Jean Marie Duchange đã chụp khá nhiều bức ảnh khắc họa bức tranh văn hóa của các dân tộc bản địa ở vùng đất này. Bộ ảnh cung cấp cho người xem một bức khảm chân dung sống động với các cụ ông, cụ bà, bé trai, bé gái, thanh niên, thiếu nữ… và lối phục sức hết sức độc đáo mà nay hầu như không còn tìm thấy. Bên cạnh đó, phương thức vận chuyển bằng voi, các hoạt động thường ngày (làm rẫy, giã gạo, dệt vải, cán bông...), hoạt động nghi lễ (tang ma, đâm trâu, cầu mùa...) và nhất là các kiến trúc tạo nên bản sắc Tây Nguyên (nhà dài, nhà rông, kho thóc, chòi rẫy, nhà mồ...) cũng được tác giả ghi lại một cách tỉ mỉ.
Các cô gái Bahnar biểu diễn đàn klông put. Ảnh: Daniel Léger
Các cô gái Bahnar biểu diễn đàn klông put. Ảnh: Daniel Léger
Bộ sưu tập ảnh vùng Bắc Tây Nguyên của nhà nhân học người Pháp-Jacques Dournes (1922-1993) cũng là di sản ảnh quý giá. Gần 25 năm sống ở Tây Nguyên, trong vai trò của một nhà truyền giáo đam mê điền dã dân tộc học, ông đã để lại một di sản vô giá, trong đó có nhiều ảnh tư liệu về các dân tộc vùng Bắc Tây Nguyên những năm 1950-1960. Tập sách gồm 92 trang ảnh có tựa “Pays Jrai” (Xứ Jrai). Bộ ảnh kèm theo thủ bút ghi chú của Jacques Dournes giúp người đọc nhìn thấy sự quyến rũ lạ lùng của văn hóa truyền thống người Jrai ở Bắc Tây Nguyên, từ mô tả lối vào làng, tượng nhà mồ, ngày hội, bữa cơm gia đình, cách thuần dưỡng voi, trang phục, vẻ đẹp của các cô sơn nữ và cả những di tích cho thấy mối quan hệ giữa người Jrai với người Chăm ở đồng bằng ven biển miền Trung. Bộ ảnh cực kỳ quý giá ngày nay được lưu trữ tại thư viện ảnh của Phái bộ Truyền giáo Hải ngoại tại Paris.
Bộ ảnh nhân học về người Bahnar-Rơngao, một nhóm địa phương thuộc dân tộc Bahnar, cư trú ở phía Bắc Tây Nguyên lại được thực hiện bởi một Cha lễ tên là Daniel Léger (1915-1980). Những ghi chép bằng ảnh hết sức chân thực và sinh động trong quá trình làm việc tại giáo phận Kon Tum trong những năm 60 của thế kỷ trước. Là một cha cố nhưng ông lại rất quan tâm đến văn hóa của các tộc người ở Kon Tum. Bằng chiếc máy ảnh, ông đã ghi lại cảnh sinh hoạt đời thường, sinh hoạt tôn giáo tại nơi mình được bổ nhiệm. Qua những bức ảnh ấy, ta được chiêm ngưỡng những ngôi làng cổ xưa còn giữ đúng hồn cốt của “buôn làng cổ truyền xứ Thượng” với mái nhà rông cao vút, những ngôi nhà sàn mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống, xung quanh làng có hàng rào kiên cố, không xa làng là rừng xanh núi thẳm, thể hiện rõ nét tập quán cư trú của đồng bào Bahnar. Ngoài ra còn có nhiều bức ảnh sắc nét mô tả trang phục, trang sức vòng ống, nghề dệt truyền thống, nhạc cụ, hoa văn trang trí trên sọ thú, nhà làng truyền thống, cỗ quan tài độc mộc, những chiếc ché cổ, đặc biệt là loại ché “mẹ bồng con”-vật dụng đáng giá của đồng bào Tây Nguyên.
Kho tư liệu ảnh về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa và con người Tây Nguyên rất phong phú, đa dạng. Đây là “chất liệu” không thể thiếu để nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, tìm hiểu về vùng đất, con người ở vùng đất này. Di sản ảnh về các tộc người Bắc Tây Nguyên đã được xuất bản, công bố ở một số công trình như sách ảnh xưa và nay, địa chí, chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Bảo tàng các tỉnh Tây Nguyên cũng đã sưu tầm, trưng bày, triển lãm chuyên đề phục vụ nhu cầu khám phá, thưởng lãm văn hóa bản địa Tây Nguyên của đông đảo công chúng.
TẤN VỊNH

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.