Ba xu hướng kinh tế trọng tâm của tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại dịch Covid-19 là một phép thử cho sự chuyển đổi xu hướng nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong đó, bản báo cáo “Kỹ năng tương lai” Chính phủ Singapore vừa công bố, cho thấy con người hầu như không còn lựa chọn nào ưu việt hơn, cũng như không thể “sống sót” nay mai nếu không bắt đầu từ hôm nay với 3 nền kinh tế trọng tâm: kinh tế số (digital), kinh tế xanh (green), kinh tế chăm sóc sức khỏe (care).
Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng khá nhạy bén khi hầu hết đã “đọc vị” và đang từng bước tiệm cận - xúc tiến chuyển đổi theo xu hướng chung nói trên. Vấn đề là từ chủ trương, hoạch định thành chính sách thực thi đến lộ trình, cách thức triển khai và đo lường các bước hiệu quả trong thực tế, cần hơn nữa những bước đi mạnh mẽ, quyết liệt và thực chất. 
Một trong những mục tiêu của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ TPHCM khóa XI (2020-2025) là xây dựng bước chuyển tiếp để đến năm 2030, TPHCM là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, thành phố văn hóa, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, là trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Trong các đề án thuộc chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và sản phẩm chủ lực TPHCM giai đoạn 2020-2025, có đề án nhằm phát triển chính sách hỗ trợ kinh tế chia sẻ, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn.
Qua gần 6 tháng “giao dịch” trong điều kiện giãn cách xã hội từ một phần đến toàn phần, có lúc giãn cách nghiêm ngặt, số khách hàng mới của giao thương điện tử - một nhánh của kinh tế số - đã tăng vọt, với hơn 8 triệu khách cộng với đà tăng mạnh về sức chi tiêu của nhóm khách hàng (internet) cũ đã mở ra một thị trường số dồi dào, đầy tiềm năng và lợi thế như Việt Nam, trong đó có TPHCM. Khi đã xác lập được thị phần khách hàng, nguồn cung ứng lẫn phương thức phục vụ hàng hóa cũng mạnh dạn đẩy mạnh sức đầu tư. Dự báo Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai khu vực Đông Nam Á về phát triển kinh tế số vào năm 2030 mà Google đưa ra (tháng 11-2021) là hoàn toàn có cơ sở thực tế.
Cũng chính vì trải qua, chứng nghiệm một thời điểm khốc liệt, khôn ngoan khi sớm nhận ra “con người sẽ chỉ có thể sống sót khi biết tôn trọng và khiêm nhường trước tự nhiên và sức tiến hóa của muôn loài” mà sớm hay muộn, nhanh hay chậm, trong quá trình sản xuất, tiêu dùng của cải vật chất, các mô thức kinh tế phải đi theo chu kỳ tuần hoàn xanh thì mới phát triển bền vững. 
Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn kết nối kinh tế xanh, kinh tế phát thải carbon thấp là xu thế tất yếu của toàn cầu. Đặt trong diễn biến đại dịch Covid-19, càng trở nên bức thiết khi thông qua nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các hoạt động như tái sử dụng tài nguyên và sản phẩm cũ đã trở thành một trong những tiêu chí được lựa chọn.
TPHCM chiếm 40% lượng điện tiêu thụ, cường độ phát thải ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Vậy, với xu hướng chuyển đổi tuần hoàn xanh, các giải pháp kinh tế buộc phải ưu tiên chọn lựa phát triển hệ thống năng lượng carbon thấp được xem là giải pháp cạnh tranh về mặt môi trường của thành phố. 
Nếu nền kinh tế số đang tăng tốc dưới sự tiếp sức các sáng kiến Quốc gia thông minh, Chiến lược Trí tuệ nhân tạo quốc gia... đã tạo việc làm trên 23 lĩnh vực, được đề cập trong các Bản đồ Chuyển đổi công nghiệp - ITMs); nền kinh tế xanh gồm các doanh nghiệp đang tái cấu trúc cũng như sáng tạo các chức năng kinh doanh thân thiện hơn với môi trường, đã mang lại hơn 400 vị trí việc làm ở 17 lĩnh vực yêu cầu các kỹ năng xanh, từ sản xuất, thương mại và kết nối đến các lĩnh vực tài chính, khách sạn và môi trường xây dựng. Cho nên, sẽ hứa hẹn và đầy tính khả thi khi sự chuyển đổi sang xu hướng kinh tế mới lại làm gia tăng tỷ lệ có việc làm, có sức khỏe dài lâu, môi trường sinh dưỡng được đảm bảo “sạch”.
Bởi, trong cơn cuồng phong Covid-19, chúng ta đã nhận diện rõ khả năng dễ bị tổn thương, rủi ro, đổ vỡ của sức khỏe người dân nếu không có một “rào chắn” dịch tễ cơ sở vững mạnh cùng độ phủ của hệ thống y tế chăm sóc, điều trị rộng và sâu. Và đây, chính là “mảnh đất” của xu hướng kinh tế chăm sóc sức khỏe.
Nền kinh tế chăm sóc được thúc đẩy bởi dân số già, bao gồm các yêu cầu về chăm sóc, tương lai công việc và học tập. Chú trọng các nhu cầu tiềm năng này, xem đây là nguồn dữ liệu nhằm hình thành các mô hình chăm sóc sức khỏe mới, học tập và giảng dạy gắn liền với sự lành mạnh, nâng cao thể chất cùng trí tuệ cho người dân thành phố. Mạng lưới y tế cơ sở mà TPHCM nỗ lực tập trung củng cố, đầu tư cho giai đoạn hậu đại dịch không nằm ngoài mục tiêu trên.
TS TRƯƠNG MINH HUY VŨ  (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Đừng coi thường sức khỏe người tiêu dùng

Khởi tố 5 đối tượng liên quan đến vụ kẹo Kera không hứa hẹn sẽ thanh lọc được thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) vàng thau lẫn lộn, nhưng là lời răn đe nặng ký với những kẻ đang tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, coi thường người tiêu dùng.

Gian nan thử sức

Gian nan thử sức

Ở thời điểm này, có lẽ câu "lửa thử vàng, gian nan thử sức" là đúng nhất với các doanh nghiệp xuất khẩu trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ áp cho VN.