Ba trụ cột cho trung tâm xử lý tin giả

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Không cần phải bàn thêm điều gì về ý nghĩa của những nỗ lực đấu tranh phòng chống tin giả, ứng phó tình trạng rối loạn thông tin (information disorder) trên môi trường internet hiện nay. Nhưng cuộc chiến dài hơi và đầy khó khăn này rất cần những giải pháp tổng hợp, đồng bộ và nhất quán.

Nếu nhìn vấn đề từ góc độ trách nhiệm của ngành chức năng thì sẽ thấy còn có rất nhiều đầu việc cần chính quyền các cấp từ T.Ư đến địa phương, từ bộ máy lập pháp đến hành pháp, tư pháp đều phải cùng nhau hành động mạnh mẽ hơn. Để mà nhanh chóng "vá" các "lỗ hổng" pháp luật trong thực tiễn kiểm soát môi trường internet, giúp gia tăng hiệu lực của các công cụ pháp luật trong việc ngăn chặn, chế tài những trường hợp cố tình lợi dụng sự thuận tiện của internet và sự hỗ trợ của công nghệ số để làm hại người khác, gây hại cho cộng đồng. Ngoài ra, còn để hỗ trợ công dân ứng phó đúng cách với tin giả, với rối loạn thông tin, không dễ dàng trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo thông tin.

Đến nay có thể tổng kết 4 cách tiếp cận chiến lược để thiết lập hàng rào kiểm soát nhằm bảo vệ tốt hơn sự an lành của người dân, của cộng đồng trong "bão táp" rối loạn thông tin hiện nay. Một là chiến lược dựa vào hỗ trợ của công nghệ, chẳng hạn sử dụng phần mềm, trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ nhận biết hình ảnh giả mạo.

Hai là chiến lược "tự quản lý" (self-regulation), tức là các nền tảng ứng dụng tự đưa ra các quy tắc kiểm soát để ngăn chặn những hành vi, nội dung vi phạm quy tắc hoặc yêu cầu giải trình đối với những nội dung có dấu hiệu vi phạm.

Ba là chiến lược giáo dục nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin, tin tức (news literacy). Và thứ tư là chiến lược can thiệp trực tiếp của chính quyền, bao gồm ban hành khung luật pháp để điều chỉnh, cung cấp các nguồn tin chính thức để đối chứng, và triển khai các đơn vị chức năng chuyên trách để xử lý tin giả.

Việc TP.HCM lên ý tưởng và nghiên cứu phương án thành lập Trung tâm xử lý tin giả, tin xấu, tin độc hại trên thực tế tuy không phải là chủ trương quá mới mẻ nhưng là chủ trương cần được quan tâm thúc đẩy để trở thành hiện thực sớm hơn. Vấn đề đáng thảo luận hơn là làm thế nào để một đơn vị chuyên trách như thế thật sự phát huy được hiệu quả tác động và hỗ trợ người dân trong cuộc chiến chống tin giả, rối loạn thông tin.

Ở đây có 3 trụ cột cần được thiết lập vững chắc. Một là trụ cột về dữ liệu: làm sao để có thể thường xuyên thu thập và nhận diện kịp thời dữ liệu liên quan đến tin giả và rối loạn thông tin trong "biển cả" internet hiện nay. Hai là trụ cột về năng lực phân tích: làm sao để có thể huy động được sự tham gia phân tích có chiều sâu và đáng tin cậy của các chuyên gia am hiểu về tin giả và rối loạn thông tin. Và trụ cột thứ ba là làm sao có được nguồn lực dài hạn để duy trì thường xuyên, bền vững hoạt động của đơn vị chuyên trách này, tránh tình trạng "chết yểu" vì thiếu hụt nguồn lực hoặc hoạt động "phập phù" theo kiểu lúc thế này lúc thế khác.

Và câu hỏi quan trọng nhất: Vậy thì khi nào TP.HCM sẽ cho ra mắt trung tâm xử lý tin giả?

Có thể bạn quan tâm

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Thiên tai và nhân tai

Thiên tai và nhân tai

Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.