Ba đô thị xanh thông minh nhất châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore có ba đô thị khai thác công nghệ để thiết kế tương lai, với điểm chung là xanh - sạch - hiện đại.

Khu nhà riêng với pin Mặt Trời cấp điện và thiết kế tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên - Ảnh: edb.gov.sg
Khu nhà riêng với pin Mặt Trời cấp điện và thiết kế tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên - Ảnh: edb.gov.sg



Thành phố có mức tiêu hao năng lượng bằng 0 (Nhật Bản), thành phố không xe rác (Hàn Quốc) và thành phố quy tụ công nghệ thông minh tỉ đô (Singapore) là 3 thành phố khai thác công nghệ để thiết kế tương lai.

Bài đánh giá được đăng tải trên website edb.gov.sg của ủy ban Phát triển kinh tế thuộc bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore vào đầu tháng 4-2018. 

Shioashiya - thị trấn tiêu hao năng lượng bằng 0

Ở một góc thành phố Ashiya thuộc tỉnh Hyogo Nhật Bản, Shioashiya là thị trấn được thiết kế và phát triển bởi PanaHome - công ty con của tập đoàn điện tử Panasonic.

Thị trấn rộng 120.000m2 được thiết kế để chứa 9000 người, hiện có 400 căn nhà riêng và khu chung cư 83 căn hộ. Không dừng lại ở tiêu chí thông minh, những nhà hoạch định thị trấn còn tham vọng giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và tận dụng tối đa năng lượng tái tạo.

Mỗi ngôi nhà ở đây được lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái, ắc quy dự trữ điện năng, hệ thống quản lý năng lượng tại gia cho phép sử dụng năng lượng sạch khi cần thiết, cho phép chia sẻ năng lượng với hàng xóm, tắt thiết bị gia dụng khi không dùng đến.


 

Khu chung cư, văn phòng tại Shioashiya - Ảnh: edb.gov.sg
Khu chung cư, văn phòng tại Shioashiya - Ảnh: edb.gov.sg



Kiến trúc nhà cũng hướng tới việc giảm năng lượng, với kỹ thuật Puretech và hệ thống thông gió Eco-Navi giữ cho ngôi nhà không quá nóng trong mùa hè và đủ mát trong mùa đông, không đòi hỏi tiêu hao quá nhiều năng lượng.

Với chung cư, hệ thống điện mặt trời được lắp trên tầng thượng; các bình nhiên liệu đưa về tận căn hộ trở thành nguồn phát, sản sinh ra điện từ phản ứng hóa học giữa hydro với oxy.

Mỗi căn hộ chung cư ở Shioashiya có thể tạo ra lượng điện khoảng 199MWh mỗi năm - vượt nhu cầu tiêu thụ của bất động sản bên trong thị trấn. Lượng điện thừa được bán lại cho mạng lưới, thu về lợi tức hàng năm khoảng 11.700USD cho hiệp hội quản lý, đại diện công ty PanaHome cho biết.


 

Do nằm giữa biển và núi, nguồn gió và ánh sáng xung quanh Shioashiya cực kỳ phong phú giúp làm mát, thông gió và chiếu sáng các tòa nhà - Ảnh: edb.gov.sg
Do nằm giữa biển và núi, nguồn gió và ánh sáng xung quanh Shioashiya cực kỳ phong phú giúp làm mát, thông gió và chiếu sáng các tòa nhà - Ảnh: edb.gov.sg



Songdo - nói không với xe tải rác

Đối với hầu hết cư dân đô thị, cảm giác khó chịu bốc lên từ những chiếc xe tải rác là một phần phải chấp nhận. Tuy nhiên, du khách đến Songdo - khu kinh doanh quốc tế ở Hàn Quốc - sẽ nhanh chóng nhận ra rằng không có xe rác nào chạy trên đường phố.


 

 Thùng rác kết nối với ổng khí nén vận chuyển bên dưới thành phố - Ảnh: edb.gov.sg
Thùng rác kết nối với ổng khí nén vận chuyển bên dưới thành phố - Ảnh: edb.gov.sg



Khu đô thị rộng 600ha được xây dựng trên đất khai hoang để làm dự án bất động sản tư nhân, có hệ thống thu gom chất thải bằng ống khí nén. Rác thải bỏ vào thùng rác đặt tại nhà hay trên đường đều được vận chuyển trực tiếp qua đường ống đến cơ sở phân loại và xử lý nơi rác được tái chế hoặc đốt.

Nhờ hệ thống thu gom chất thải này, Songdo dự kiến ​​tái chế 76% lượng chất thải trước năm 2020. Trong khi đó, Seoul tái chế khoảng 46% chất thải trong năm 2013, đặt mục tiêu tăng con số này lên 66% vào năm 2030.

Đây chỉ là một trong nhiều đặc trưng trong kế hoạch xây dựng TP thông minh, phát triển bền vững dự tính "ngốn" 40 tỉ USD, có thể kể đến như các trạm sạc cho xe điện, dịch vụ kiểm soát giao thông bằng cảm biến, giám sát an ninh toàn thành phố.


 

Bản vẽ mô tả hệ thống vận chuyển rác ngầm ở Songdo - Ảnh: edb.gov.sg
Bản vẽ mô tả hệ thống vận chuyển rác ngầm ở Songdo - Ảnh: edb.gov.sg

Mặc dù thành phố vẫn đang được xây dựng, nó đã có thể sinh sống. Trong khi chỉ có 40.000 cư dân sống ở Songdo, ngày nay đã có khoảng 2.600 doanh nghiệp cũng như một số cơ quan Liên Hiệp Quốc. Khi hoàn thành vào năm 2020, Khu kinh doanh quốc tế Songdo dự kiến sẽ có 65.000 người.

Mặc dù thành phố vẫn đang được xây dựng, nhưng đã có 40.000 cư dân sống ở Songdo, khoảng 2.600 doanh nghiệp, một số cơ quan Liên Hiệp Quốc. Khi hoàn thành vào năm 2020, Songdo dự kiến sẽ có 65.000 người sinh sống. 

Singapore - Trung tâm công nghệ thông minh tỉ đô 


 

Rộng 6.5ha, Launcher JTC Launcher @ one-north cung cấp môi trường thuận lợi, hệ sinh thái cho startup, như PTN tạo sản phẩm mẫu, trung tâm tăng tốc khởi nghiệp, công ty đầu tư mạo hiểm - Ảnh: edb.gov.sg
Rộng 6.5ha, Launcher JTC Launcher @ one-north cung cấp môi trường thuận lợi, hệ sinh thái cho startup, như PTN tạo sản phẩm mẫu, trung tâm tăng tốc khởi nghiệp, công ty đầu tư mạo hiểm - Ảnh: edb.gov.sg

Với tham vọng trở thành "quốc gia thông minh", Singapore dùng công nghệ để phát triển bền vững, thúc đẩy kinh tế, tạo ra doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó làm bàn đạp để định vị là trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Để đạt mục tiêu đó, quốc gia này đã mời gọi các công ty khắp thế giới về Singapore, biến đô thị này thành phòng thí nghiệm "sống" để kiểm tra, thương mại những giải pháp công nghệ mới. Singapore đã đầu tư hơn 22 tỉ USD cho nghiên cứu phát triển trong 10 năm gần đây.

Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển JTC LaunchPad @ one-north - cộng đồng cho startup ở khu phố Ayer Rajah. Nhờ tầm nhìn "quốc gia thông minh" và thương hiệu "nơi dễ dàng cho kinh doanh", số lượng startup được thành lập mới ở Singapore tăng từ 24.000 lên 55.000 trong giai đoạn 2005-2015.

Theo nghiên cứu của tạp chí Venture Capital châu Á, các doanh nghiệp công nghệ ở Singapore thu hút vốn đầu tư mạo hiểm trị giá 1,7 tỉ USD trong năm 2013, đi trước các đối tác khác ở châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong. 

Tường Hân (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.