Ấn tượng cây và hoa bên tượng đài Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Quảng trường Đại Đoàn Kết là một công trình kiến trúc văn hóa có ý nghĩa chính trị to lớn, thể hiện tình cảm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Sau lễ khởi công xây dựng, lãnh đạo các cơ quan ban ngành, đoàn thể, nhân dân khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc đã gửi và tự tay trồng những loài cây, hoa đặc trưng của vùng miền về trồng bên tượng đài Bác, để tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Người.
 
Hàng trăm loài cây và hoa đã được trồng và sắp đặt ở các khu vực xung quanh Quảng trường theo đúng thiết kế. Mỗi loài cây và hoa đều có ý nghĩa và nét đặc trưng riêng.

 

 

Tượng đài Bác được đặt ở vị trí trang trọng nhất, tay phải Bác giơ lên vừa phải vẫy chào đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, dáng vẻ Bác uy nghi, khoan thai, dung dị, gần gũi mà vẫn thể hiện tính tôn nghiêm và phẩm chất cao quý vĩ đại của Người. Hai bên tượng đài Bác trên sân tiền sảnh là hai hàng vạn tuế gồm 24 cây với vóc dáng uy nghi như những người lính ngày đêm canh gác bên Người. Vạn tuế là loại cây xanh quanh năm, có thân hình trụ thẳng, không có gai. Với vẻ đẹp cổ kính, trang trọng, vạn tuế còn có ý nghĩa mang lại sự bền vững, hưng thịnh lâu dài, nên thường được sử dụng để tạo cảnh quan cho những nơi cần sự trang nghiêm bên tượng đài Bác.

Phía trước tượng Bác, giữa sân Quảng trường là cột cờ cao 25 mét, lá cờ đỏ sao vàng tung bay có diện tích trên 40 m2, lá cờ thiết kế rất đặc biệt xoay được 360o nên không bị cuốn vào cột cờ, có hệ thống ròng rọc kéo cờ lên, xuống hiện đại. Bên dưới bậc cột cờ được lát đá granite màu đỏ, tiếp đến là một thảm cỏ xanh ngắt với 205 ô trồng loại cỏ lá gừng với diện tích hơn 23 ngàn m2. Tổng diện tích hơn 8 ha của cả quần thể Quảng trường Đại Đoàn Kết là cả một màu xanh bất tận với sự phong phú đa dạng của các loại cây như; sao đen, pơ lang, sanh, giáng hương, lộc vừng, sộp, bằng lăng, gõ đỏ, dầu, osaca đỏ, ngọc lan, kiền kiền, long não, huỳnh đàn đỏ, sung, bồ đề, sứ, thiên tuế, trà, me, mai anh đào, phượng, bàng vuông, đủng đỉnh, đa lông, đa búp đỏ, trắc, chò chỉ, kim giao... với tổng số lượng gần 2.000 cây các loại được trồng theo quy hoạch. Tại khu 54 trụ đá biểu tượng của 54 dân tộc anh em, khu đá thạch thư, khu đồi mô phỏng núi Hàm Rồng... phủ kín các loại cây chen nhau khép tán tầng tầng lớp lớp.

Dưới những rặng cây bóng mát như một bức mành che dịu ánh nắng chói chang cho những du khách đến đây tham quan, khuôn viên Quảng trường còn có hơn 100 cá thể cây hoa và khóm hoa, tiểu cảnh, trong đó có cả hoa thời vụ và hoa lâu năm như hồ sen có diện tích gần 300 m2 , sen được lấy từ làng Sen quê Bác và sen bách tán Hồ Tây-Hà Nội. Các loài xương rồng bát tiên, dâm bụt, mẫu đơn, trang sen vàng, nhài, hoàng anh, khải yến, xửu quân tử, dừa cạn, cẩm chướng, xu xi, ngọc thảo, mai dạ thảo, xác pháo, mào gà, roi ngựa, thanh trúc, tu liêm tuỳnh anh, mõi sói, oải hương, trang mỹ, vạn thọ, mười giờ, thu hải đường, cẩm tú cầu, chiều xuân, ngũ sắc, hoa giấy, ắc ó, cây phổi bò, lài, cây lá trắng, chuỗi ngọc, bạch tuyết mai… cũng đua nhau khoe sắc thắm.

Đặc biệt là nơi thờ Bác được quy hoạch trồng các loại cây mộc hương, hoa sứ, lài, mai tứ quý… là những loài cây có hương thơm dịu nhẹ mà lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất thích. Vốn là người yêu thiên nhiên nên sau giờ làm việc, vào buổi chiều Bác vẫn thường dành thời gian tự tay chăm sóc cho cây và hoa trong vườn. Người đã từng nhắc nhở: “Nên trồng loài hoa nào ít phải thay nhiều lần trong năm, mà vẫn có hương thơm suốt bốn mùa, để đỡ tốn công sức người phục vụ và cũng đỡ tốn tiền bạc của nhân dân”. Những cây hoa trên được trồng vào những ngày đầu khởi công và duy trì đến hôm nay luôn tỏa ngát hương thơm trước, trong và sau nơi thờ Bác.

Đã hơn 3 năm nay, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng hân hoan đón Bác về giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong niềm tự hào dân tộc. Bên tượng đài và nơi thờ Bác ngày ngày vẫn tỏa hương thơm, trăm hoa đua sắc tạo ra một không gian độc đáo thiêng liêng mà gần gũi. Hàng năm, Ban Quản lý Quảng trường đón hàng chục ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng và hàng trăm ngàn lượt người dân Phố núi vãn cảnh vui chơi giải trí. Đây cũng là nơi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành trong cả nước và các ngành, đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đến thăm, dâng hoa, dâng hương lên Bác, báo cáo thành tích, hứa trước Bác những quyết tâm phấn đấu trong công tác và học tập...

Y Phương

Có thể bạn quan tâm

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời

Nhạc sĩ Thụy Kha qua đời lúc 10h45 sáng 13/3 tại Hà Nội. Năm cuối đời, ông chống chọi với bệnh ung thư. Vài tháng gần đây, nhiều đồng nghiệp chia sẻ hình ảnh thăm nhạc sĩ Thụy Kha trong bệnh viện. 

Tiết mục múa của đơn vị Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng trình diễn tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện Ia Grai năm 2025.

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang huyện Ia Grai: Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng giành giải nhất toàn đoàn

(GLO)- Trong 2 đêm (11 và 12-3), huyện Ia Grai tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang năm 2025. Liên hoan quy tụ 13 đơn vị tham gia. Mỗi đơn vị đăng ký trình diễn từ 3 đến 5 tiết mục ca, múa và diễn tấu các loại nhạc cụ.

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

Thơ Bút Biển: Nắng chưa qua

(GLO)- "Nắng chưa qua" của Bút Biển là một bài thơ đầy hoài niệm. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng mà day dứt, tác giả khắc họa nỗi buồn của sự xa cách, khi ký ức vẫn còn đó nhưng hiện tại chỉ còn lại gió lùa, hoa rụng và căn phòng trống,... dường như có ai đang ngóng về một vệt nắng chưa qua.

Bản hòa ca cùng triền ký ức

Bản hòa ca cùng triền ký ức

(GLO)- Dù đã có hơn 30 năm sống ở Pleiku nhưng khi đọc tập “Vân môi say phố” của Ngô Thanh Vân (NXB Hội Nhà văn, 2024), tôi lại có cảm tưởng được khám phá một miền đất tưởng chừng quá đỗi quen thuộc.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

Giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh tại xã Gào

(GLO)- Tối 10-3, tại làng C (xã Gào), Đội Thông tin lưu động-Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (17/3/1975-17/3/2025), chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Hội viên Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh tại chương trình chào mừng Ngày Âm nhạc Việt Nam năm 2024. Ảnh: H.N

Nhạc sĩ Gia Lai kiếm tìm tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn

(GLO)- Bám sát hơi thở cuộc sống và đưa bản sắc dân tộc vào tác phẩm, các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai đã thực sự cố gắng trong hoạt động sáng tác nhằm ghi dấu ấn. Song, làm gì để tác phẩm lan tỏa rộng rãi, ghi đậm trong tâm trí người nghe đang là trăn trở của những người tâm huyết.

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

Thơ Sơn Trần: Nhớ Pleiku

(GLO)- "Nhớ Pleiku" là một tác phẩm đầy cảm xúc của tác giả Sơn Trần. Từng câu thơ vẽ nên bức tranh phố núi đẹp mơ mộng với cảnh sắc yên bình, quyện hòa cùng ký ức, tình yêu và nỗi nhớ...

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

Thơ Vân Phi: Lâu không về nhà

(GLO)- Bài thơ "Lâu không về nhà" của tác giả Vân Phi thấm đượm nỗi nhớ quê hương da diết của người con xa xứ-nơi cánh đồng, dòng sông và mẹ già vẫn chờ đợi theo tháng năm lở bồi. Từng câu thơ như những thước phim chậm rãi, gợi lại ký ức tuổi thơ ấm áp bên ánh đèn dầu, bên những thân gần mẹ cha.