Nét chữ, nết người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xin chữ đầu năm là tập tục rất đẹp của người Việt ta. Và tôi nghĩ, nét đẹp đó nên được gìn giữ.

Có lẽ do công việc nên tôi hay chú ý đến chữ viết. Nhận được một bưu phẩm của người bạn ở xa gửi tới, nhìn hàng chữ ghi địa chỉ người gửi và người nhận, các nét chữ đều tăm tắp và rất đẹp mắt, niềm vui của tôi như được nhân lên.

Thuộc thế hệ chịu sự ảnh hưởng của một nền giáo dục hoàn toàn không bị công nghệ chi phối nên tất cả những gì chúng tôi được học thời kỳ những năm 80 của thế kỷ trước là hoàn toàn từ thầy-cô giáo và người lớn trao truyền.

Tôi còn nhớ rất rõ những ngày đầu tiên mình được học chữ. Thầy giáo cầm tay dạy cho tôi viết từng nét vô cùng tỉ mỉ. Chữ thầy viết lên chiếc bảng đen đều tăm tắp và đẹp như được in máy. Chúng tôi nhìn những con chữ ấy để lấy làm chuẩn và học theo.

net-chu-net-nguoidd.jpg
Xin chữ đầu năm. Ảnh: Đinh Yến

Nhưng có lẽ, người kiên nhẫn và kỹ lưỡng nhất trong việc rèn chữ cho tôi lại là cha tôi. Thời gian rảnh rỗi, ông ngồi giám sát việc tôi tập viết. Tay ông lăm lăm cây thước gỗ. Cha giao hẹn, nếu viết bất cứ một chữ nào trật ra khỏi ô li thì sẽ phải viết lại và còn bị “ăn thước” nữa.

Tôi sợ đến nỗi không dám ẩu một nét nào. Cứ bặm môi cặm cụi thật chậm từng nét, từng nét. Không biết có phải vì sợ cây thước của cha hay không mà suốt cả quãng thời gian “khổ luyện” ấy, tôi đã viết rất đẹp, không bị “ăn thước” lần nào.

Từ việc rèn chữ của chính mình, sau này, khi đã trưởng thành, tôi rất biết ơn thầy-cô giáo và cha tôi trong việc tạo ra nền tảng của những năm tháng đầu đời ấy vô cùng.

Tôi vẫn rất tâm đắc với câu ngạn ngữ: “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”.

Việc tỉ mỉ luyện từng nét chữ đã rèn cho tôi tính kiên nhẫn, sự tập trung và ý chí quyết tâm. Một đứa trẻ 4-5 tuổi làm quen với những con chữ đầu tiên trong đời, với tư duy đơn giản chỉ là cố phải viết cho thật đẹp để khỏi bị trách phạt. Nhưng việc tập trung cao độ khi viết chữ đã dần dần tạo cho tôi thói quen tập trung trong tất cả mọi việc sau này.

Thật ra thì không phải tôi đã viết đẹp ngay từ đầu, là cha tôi đã rất kiên nhẫn và khéo léo cuốn tôi vào với những con chữ. Sự kiên nhẫn của cha đã truyền sang tôi, để tôi biết cố gắng hơn sau mỗi lần thất bại. Việc rèn nét chữ đẹp còn tạo cho tôi một tư duy thẩm mỹ, để tôi biết yêu cái đẹp quanh mình.

Bây giờ, người ta làm việc chủ yếu trên máy tính và các thiết bị điện tử. Chữ viết không còn được quan tâm như ngày trước nữa. Không chỉ trẻ nhỏ, ngay cả các bậc cha mẹ cũng có suy nghĩ là trẻ con chỉ cần biết sử dụng máy tính giỏi, không cần quá chú trọng đến chữ viết nên không mấy quan tâm đến chữ nghĩa của các con. Điều đó dẫn đến hậu quả là nhiều học trò bây giờ chữ viết không thể nào đọc nổi.

Nhiều năm dạy học, chấm bài, có lúc cầm trên tay một bài kiểm tra, tôi thật sự chỉ biết kêu trời. Rõ ràng là, nếu đặt trong sự đối sánh, việc chúng ta viết được chữ đẹp là một lợi thế hơn hẳn. Đi học, làm bài kiểm tra, chữ nghĩa rõ ràng, trình bày sạch đẹp sẽ chiếm được nhiều cảm tình của thầy cô hơn, chắc chắn sẽ đạt kết quả cao hơn so với một bài làm chữ nghĩa rối ren, gạch xóa cẩu thả.

Đi làm, điền những thông tin cá nhân vào tờ đơn xin việc bằng chữ viết tay thật đẹp, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có chút lưu tâm và biết đâu từ những con chữ chỉn chu như vậy mà mình có thêm cơ hội tốt. Tất nhiên, thời đại tốc độ khẩn trương như bây giờ, không phải cứ cặm cụi luyện chữ cả ngày như xưa nữa, mà phải biết cân bằng để tạo ra sự hài hòa, phù hợp.

Quy luật phát triển luôn tồn tại sự đào thải khắc nghiệt. Chúng ta đã chẳng từng rất tiếc nuối khi điện thoại để bàn, máy đánh chữ, những lá thư viết tay… dần dần không còn tồn tại trong đời sống nữa.

Những thứ ấy giờ trở thành kỷ vật, như nhân chứng cho một giai đoạn lịch sử, để mai này kể lại cho lớp người sau. Và câu tục ngữ “nét chữ, nết người” giờ đây còn đúng hay không, thiết nghĩ, cũng hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm, suy nghĩ của mỗi cá nhân.

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).